Nhật Bản tìm hướng giải quyết tình trạng thiếu hụt gạo

Nhật Bản tìm hướng giải quyết tình trạng thiếu hụt gạo
2 giờ trướcBài gốc
Gạo được trữ tại một nhà kho ở Fukushima, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ông Kazuhito Yamashita, một chuyên gia về nông nghiệp của Nhật Bản, cho rằng tình trạng thiếu hụt gạo ở nước này trong mùa Hè năm 2024 là hậu quả từ các chính sách của chính phủ, nhằm giữ giá gạo ở mức cao thông qua việc giảm diện tích canh tác.
Nghịch lý thị trường nông nghiệp
Giải pháp là gì?
Việc giảm cung cấp và tăng giá gạo là có lợi cho cả Liên hiệp Nông nghiệp Nhật Bản (JA) cũng như MAFF. Lo ngại về tình trạng dư thừa có thể khiến giá giảm, họ tìm cách giữ cho nguồn cung ở mức thấp. Năm nay, sự gia tăng nhẹ về nhu cầu và giảm cung đã khiến giá gạo tăng vọt.
Một thực tế quan trọng đã bị bỏ qua. Trong những năm qua, JA và MAFF vẫn tiếp tục thúc đẩy chính sách giảm diện tích trồng gạo, với giả thuyết rằng nhu cầu gạo đang giảm 100.000 tấn mỗi năm. Kết quả là, sản lượng gạo năm ngoái giảm 90.000 tấn so với mức 6,7 triệu tấn của năm trước đó. Ngoài tác động của những ngày Hè nóng bức năm 2024, cần lưu ý rằng năm ngoái Nhật Bản cũng chứng kiến nguồn cung gạo giảm do chính sách thu hẹp diện tích gieo trồng.
Nhìn lại năm 1993, có thể thấy tình trạng thiếu hụt gạo lớn cũng có nguyên nhân cơ bản xuất phát từ việc giảm diện tích gieo trồng. Do đó, nếu Nhật Bản dừng chính sách giảm sản xuất này, họ có thể giải quyết tình huống thiếu hụt gạo như năm nay bằng cách giảm nhẹ lượng xuất khẩu và không gây thiếu hụt trong nước.
Câu hỏi đặt ra là vì sao MAFF không hành động sớm hơn? JA và MAFF đã yêu cầu nông dân giảm sản xuất trong nhiều năm qua. Sự tăng giá gạo rõ ràng là kết quả của nỗ lực từ JA và MAFF. Việc sử dụng gạo dự trữ để giải quyết tình trạng thiếu hụt sẽ đưa gạo trở lại các cửa hàng và làm giảm giá. Tuy nhiên, gạo này chủ yếu được tiêu thụ từ tháng 10 năm nay cho đến tháng 9 năm sau. Nếu bắt đầu tiêu thụ sớm, tình trạng thiếu hụt sẽ lại xảy ra vào tháng 8 năm sau.
Sản lượng gạo toàn cầu hiện nay cao gấp 3,5 lần so với năm 1961, nhưng Nhật Bản đã giảm sản xuất 40%, trong khi vẫn cấp trợ cấp cho nông dân. Điều này có nghĩa là sự tự cung cấp thực phẩm giảm đi. Nếu Nhật Bản bỏ chính sách giảm diện tích trồng, họ có thể sản xuất 17 triệu tấn gạo mỗi năm, với 7 triệu tấn tiêu thụ trong nước và 10 triệu tấn xuất khẩu. Điều này sẽ để lại lượng gạo dư thừa đủ để giải quyết những thay đổi trong cung cầu nội địa.
Tuy nhiên, rất khó để từ bỏ chính sách giảm diện tích trồng gạo, vì chính sách này là nền tảng cho sự thịnh vượng của JA. Giá gạo cao đã giúp duy trì cuộc sống của những người nông dân trồng trọt quy mô nhỏ có thu nhập kép. Họ gửi gắm nguồn thu nhập từ công việc chính — cao gấp bốn lần so với thu nhập từ nông nghiệp - vào ngân hàng JA. Nếu mất hứng thú với lĩnh vực nông nghiệp, họ thậm chí sẽ gửi những khoản tiền lớn thu được từ việc bán đất nông nghiệp để chuyển đổi đất sang mục đích sử dụng khác như xây dựng nhà ở. Điều này đã giúp JA phát triển thành một ngân hàng khổng lồ với hơn 100.000 tỷ yen (644 tỷ USD) tiền gửi.
Ngoài ra, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã từ lâu chuyển sang bảo vệ thu nhập của nông dân thông qua các khoản trợ cấp trực tiếp từ chính phủ thay vì chỉ hỗ trợ giá. Đồng thời, nông dân Nhật Bản thường trồng lúa vào tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, với sự gia tăng số lượng nông dân bán thời gian, việc trồng lúa đã được đẩy sớm hơn vào Tuần lễ Vàng (Golden Week) từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5. Trong bối cảnh này, việc quay lại trồng lúa vào tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 sẽ giúp tránh thiệt hại do nhiệt độ cao, trong khi tăng cường sản xuất lúa mỳ cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ tự cung cấp thực phẩm.
Phương Nga (Theo Nippon.com)
Nguồn Bnews : https://bnews.vn/nhat-ban-tim-huong-giai-quyet-tinh-trang-thieu-hut-gao/353568.html