Cha mẹ thường mắc phải những sai lầm khi nuôi dạy con giống nhau, dẫn tới trẻ có những nỗi sợ hãi và hành vi cư xử xấu.
1. Không kỷ luật
Khi bạn không ban ra kỷ luật thích đáng và bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt mỗi khi con mắc lỗi thì lâu dần, cháu bé đó sẽ hình thành những thói quen xấu khó bỏ.
Nếu ta dễ dãi để bọn trẻ biến mọi thứ trong nhà thành một mớ hỗn độn thì chắc chắn chúng sẽ lại làm như vậy đối với nhà của người khác.
Tôi đã tận mắt chứng kiến một cảnh tượng hãi hùng khi một đứa trẻ hàng xóm sang nhà bạn chơi. Cháu bé này đùa nghịch trên chiếc đi-văng đắt tiền của hàng xóm.
Nó nhào lộn, tranh giành đồ chơi, lục tung mọi thứ và còn gọi con gái nhà chủ là "ngốc nghếch". Mọi thứ thành mớ hỗn độn chỉ trong vòng 15 phút.
Nếu bạn không nghiêm khắc với con cái bạn, thì chắc chắn sẽ có ai đó sẽ nghiêm khắc với chúng và bạn lại không hề thích điều đó.
Nếu ta dễ dãi để bọn trẻ biến mọi thứ trong nhà thành một mớ hỗn độn thì chắc chắn chúng sẽ lại làm như vậy đối với nhà của người khác. Ảnh minh họa
2. Không mách lẻo
Cha mẹ luôn dạy trẻ rằng: "Đừng mách lẻo" và trẻ tin rằng đó là một nguyên tắc cần tuân theo.
Tuy nhiên, các nhà tâm lý cảnh báo rằng trẻ bị căng thẳng do không được phép nói về những vấn đề xảy ra ở trường.
Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không nói về việc chúng bị lạm dụng, bắt nạt là vì sợ bị cho là kẻ mách lẻo.
Thay vào đó, bạn nên dạy trẻ cách chia sẻ những tình huống mà trẻ cho là không công bằng và hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết hợp lý.
Tranh minh họa: Brightside
3. Không cần liên lạc thường xuyên với nhà trường của con
Ngoài gia đình, trường học là nơi mà bọn trẻ sẽ dành nhiều thời gian hơn bất cứ nơi nào khác. Đó là nơi quan trọng hình thành nên kiến thức, bản lĩnh, kỹ năng sống, đạo đức của trẻ.
Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không hề biết tên cô giáo chủ nhiệm và tên thầy hiệu trưởng nơi con mình học.
Nên có sự hiện diện của gia đình ở ngôi trường con đang theo học. Bạn có thể xin nghỉ phép một ngày để gặp hiệu trưởng và các cô giáo liên quan nếu bạn nhận ra tình hình cần phải như vậy.
Bạn cũng nên tạo dựng quan hệ và giữ liên lạc với thầy cô giáo của trẻ qua thư điện tử.
Đó là cách tốt nhất để thầy cô thấy rằng bạn luôn luôn quan tâm đến sự trưởng thành của con và sẽ thông báo cho bạn về mọi điều liên quan đến chúng.
Hơn nữa thầy cô có thể sẽ nâng cao trách nhiệm hơn đối với con cái bạn nếu bạn thường xuyên giữ liên lạc.
4. Không được thể hiện cảm xúc tiêu cực
Người lớn thường ghét nhìn thấy con mình khóc lóc, tức giận, ném đồ chơi. Vì vậy, cha mẹ thường không kiềm chế được cảm xúc mà la hét hay quát mắng trẻ.
Tuy nhiên, thay vì quát và bắt con ngừng khóc, bạn nên cố gắng tìm ra vấn đề nằm ở đâu.
Việc quát mắng trẻ khi trẻ khóc hoặc bực tức là một điều không tốt bởi cảm xúc tiêu cực cần phải được giải tỏa.
Đây là nền tảng của sức khỏe tâm lý. Khả năng thể hiện cảm xúc tiêu cực là một điều cần thiết đối với người trưởng thành. Trẻ sẽ cần điều này trong tương lai.
Vì thế, hãy để chúng phát triển đúng hướng ngay từ khi còn nhỏ.
Tranh minh họa: Brightside
5. Không dạy trẻ về trách nhiệm gia đình
Bạn không nên để trẻ con quen với nhận thưởng cho những công việc vặt trong gia đình. Vì chúng đang sống trong gia đình chứ không phải là khách sạn.
Chúng nên phát huy vai trò của mình trong gia đình. Nếu con cái lớn lên mà không hề có sự quan tâm đúng mực đến cha mẹ, anh em thì làm sao bạn có thể trông mong chúng sẽ đối xử tử tế với người ngoài và công việc của chúng sau này.
Dù chúng đỗ đại học hay tìm được một công việc nào đó thì cũng lấy gì đảm bảo chúng sẽ được thiên hạ công nhận và tin cậy khi không chịu làm những công việc đơn giản và gần gũi hàng ngày?
6. Không được ích kỉ
Cha mẹ thường nghĩ rằng cần phải dạy trẻ về sự chia sẻ. Đây là một sai lầm khi nuôi dạy con bởi trẻ bị buộc phải chia sẻ một thứ mà mình thích và điều này có thể khiến trẻ khó chịu.
Các nhà tâm lý học khuyên bạn nên đặt mình vào vị trí của trẻ. Bạn có muốn chia sẻ đồ đạc cá nhân với người khác không?
Bạn có muốn chia sẻ chiếc áo của mình chỉ vì người khác thích nó? Câu trả lời chắc chắn là không. Vì thế, bạn đừng ép con làm những thứ mà mình không muốn.
Tranh minh họa: Brightside
7. Không được chơi với bạn này, bạn kia
Ngoài việc ép con đi theo nghề mình định sẵn. Một số phụ huynh còn áp đặt cả bạn bè, sinh hoạt và sự giao lưu của con cái với xã hội xung quanh.
Cha mẹ nên biết lắng nghe con cái. Có những điều bạn muốn nhưng chúng lại không muốn. Bạn cần thiết phải cho chúng tự do nếu sự tự do đó hoàn toàn chính đáng và vô hại.
Hãy định hướng cho con mình và để cho chúng lớn lên một cách tự nhiên.
Khi bọn trẻ đã trưởng thành thì hãy để con bạn tự quyết định nghề nghiệp, bạn bè, công việc và lời khuyên của cha mẹ lúc đó chỉ mang tính chất định hướng.
Tường Vy (t/h)