Nhiều hoạt động đặc sắc chào mừng 50 năm ngày giải phóng Bù Đăng

Nhiều hoạt động đặc sắc chào mừng 50 năm ngày giải phóng Bù Đăng
5 giờ trướcBài gốc
Chiều 24-10, UBND huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thông tin về các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng huyện (14.12.1974-14.12.2024) và Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo".
Lãnh đạo UBND huyện Bù Đăng thông tin về những hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng huyện Bù Đăng
Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo" (huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 8 đến 10-11-2024) tại Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (thôn 1, xã Bình Minh).
Già làng Điểu Đố, ở sóc Bù Môn - người giữ hồn cho văn hóa đồng bào S'tiêng
Tại Chương Lễ hội, nhiều hoạt động đặc sắc, tiêu biểu được tổ chức như: Tham quan và Hội nghị "Khởi nghiệp du lịch" – công bố kết nối tour du lịch trong và ngoài tỉnh; triển lãm, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; lễ hội "Kết bạn cộng đồng" của người S'tiêng; trình diễn hòa tấu 50 bộ đàn đá; tổ chức chạy việt dã với chủ đề "Đường về sóc Bom Bo" bao gồm các vận động viên đến từ Bình Phước, Đắk Nông, Bù Đăng; tổ chức lễ hội ẩm thực…
Những nét văn hóa mang bản sắc riêng của người S'tiêng
Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng Nguyễn Văn Lưu chia sẻ: Lễ hội "Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo" không chỉ mang ý nghĩa quảng bá tiềm năng du lịch mà còn góp phần từng bước thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện; kêu gọi sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp… góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.
Đồng thời, qua các hoạt động của lễ hội, nhằm tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" và tạo không khí vui tươi phấn khởi, cổ vũ động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Bù Đăng là huyện miền núi, dân tộc nằm trên hướng Đông Bắc của tỉnh Bình Phước, với 31 dân tộc anh em sinh sống, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khoảng 40% (ngoài dân tộc tại chỗ như S'tiêng, M'Nông, Ê đê thì huyện Bù Đăng còn có các dân tộc Tày, Nùng, Dao...).
Ngày mới tái lập, huyện Bù Đăng có 7 xã, dân số gần 30.000 người, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 50%.
Qua 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay Bù Đăng có gần 145.000 nhân khẩu, gấp gần 5 lần dân số ngày thành lập. Huyện có 12/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới tiêu chuẩn, 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Sau ngày giải phóng, với phong trào vận động định canh, định cư, đồng bào S'tiêng đã biết tách hộ lập vườn, trồng cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế.
Người S'tiêng, M'nông, Châu Mạ phát triển một số nghề thủ công truyền thống rất sớm như: Đan lát, rèn, đặc biệt nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Với bàn tay khéo léo, sáng tạo, các nghệ nhân đã dệt nên những sản phẩm rất độc đáo, tinh tế bởi những hoa văn đặc sắc.
Bên cạnh đó, Nhà Dài của đồng bào S'Tiêng, M'Nông và Châu Mạ ở Bù Đăng là kiểu nhà ở đặc trưng của đồng bào xưa kia.
Với kích thước kiến trúc nhà được kéo dài theo sự tăng trưởng của các gia đình trong một dòng họ theo kiểu sống cộng cư...
Sỹ Hưng
Nguồn NLĐ : https://nld.com.vn/nhieu-hoat-dong-dac-sac-chao-mung-50-nam-ngay-giai-phong-bu-dang-196241024181849734.htm