Một phát minh tuyệt vời của nhân loại là kem. Frank Epperson, 11 tuổi, sống tại Oakland, California, Mỹ là nhà sáng chế đã tạo ra kem. Cậu bé Epperson trộn một loại bột có hương vị với nước và vô tình để quên nó trên hiên nhà vào một đêm mùa Đông lạnh giá năm 1905. Ảnh: Maximilian Stock Ltd./Getty Images.
Sang đến ngày hôm sau, Epperson nhận thấy đồ uống của mình bị đóng băng vào que trộn. Điều này đã khiến cậu nảy ra sáng kiến tạo ra những que kem mát lạnh. Ảnh: pixels.
Vậy nên, năm 1906, cậu Epperson bắt đầu làm kem bán cho mọi người. Đến năm 1924, cậu nhận được bằng sáng chế cho phát minh kem "Epsicle" và về sau đổi tên thành "Popsicle" theo gợi ý của các con. Ảnh: nutshellbiographies.wordpress.com.
Albert Sadacca, 15 tuổi, Mỹ, nổi tiếng với phát minh đèn điện trang trí cây thông Noel. Trước khi có sáng chế này, nhiều gia đình thường sử dụng nến để trang trí cây thông dịp Giáng sinh và xảy ra một số trận hỏa hoạn do nến gây ra. Ảnh: Library of Congress.
Gia đình của Sadacca sở hữu một công ty chiếu sáng. Sau khi nghe kể về một số trận hỏa hoạn do những ngọn nến treo trên cây Noel xảy ra ở thành phố New York vào năm 1917, Sadacca nảy ra ý tưởng tạo ra những đèn điện trang trí đầy màu sắc và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Ảnh: Eisenhower National Historical Site, National Park Service.
Sau khi thuyết phục được gia đình chế tạo và bán những dây đèn điện trang trí có màu sắc rực rỡ, Sadacca trở nên nổi tiếng. Công việc kinh doanh của gia đình Sadacca kiếm được nhiều tiền nhờ sáng chế này. Họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đèn Giáng sinh cho đến những năm 1960. Ảnh: energytexas.
Một phát minh tuyệt vời do trẻ tạo tạo ra là chữ nổi. Louis Braille đã tạo ra chữ nổi - loại chữ giúp người khiếm thị có thể tiếp cận tri thức - khi 15 tuổi. Trước đó, năm 3 tuổi, Braille bị mất thị lực một bên mắt khi chơi với chiếc dùi trong xưởng của cha mình. Ảnh: blindmotherhood.
Sau đó, con mắt thứ hai của Braille bị nhiễm trùng. Điều này khiến cậu bị mù hoàn toàn khi 5 tuổi. Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, vào năm 1824, Braille đã phát triển một mã cho bảng chữ cái tiếng Pháp. Ảnh: blindmotherhood.
Sau khi qua đời, chữ nổi do Braille tạo ra trở nên phổ biến trên khắp thế giới và được sử dụng cho đến ngày nay, giúp nhiều người khiếm thị tiếp cận tri thức, giao tiếp và hòa nhập xã hội. Ảnh: nbp.org.
Để tôn vinh sáng chế trên, Đại hội đồng Liên hợp quốc chọn ngày 4/1 (tức ngày sinh của Braille) làm Ngày Chữ nổi Thế giới. Ảnh: india.com.
Mời độc giả xem video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?
Tâm Anh (theo Tactsc)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-phat-minh-de-doi-cua-tre-gop-phan-thay-doi-the-gioi-2101695.html