1. Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk vào năm nào?
2000
0%
2004
0%
2008
0%
Chính xác
Tỉnh Đắk Nông được thành lập vào ngày 1/1/2004 theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc hội, trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của tỉnh Đắk Lắk.
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn, trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. Trung tâm tỉnh là thành phố Gia Nghĩa, cách Buôn Ma Thuột 125km theo đường quốc lộ 14, cách trung tâm TPHCM khoảng 250km về phía Nam, cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 689km về phía Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1.358km về phía Bắc.
Tỉnh có phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Mondulkiri, Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141km; phía Nam và đông nam giáp tỉnh Lâm Đồng.
2. Cùng thời điểm tách Đắk Nông, tỉnh nào được tách ra từ Lai Châu?
Điện Biên
0%
Sơn La
0%
Hòa Bình
0%
Chính xác
Ngày 26/11/2003, kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, tỉnh Lai Châu (cũ) được chia thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Ngày 1/1/2004, tỉnh Lai Châu chính thức được chia tách thành 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
3. Cũng năm 2004, tỉnh Cần Thơ (cũ) được tách thành 2 tỉnh/thành nào?
TP Cần Thơ, Vĩnh Long
0%
Hậu Giang, TP Cần Thơ
0%
TP Cần Thơ, Đồng Tháp
0%
Chính xác
Kỳ họp thứ 4 của Quốc Hội khóa XI ra Nghị quyết số 22/2003/QH ngày 26/11/2003 và Nghị định số 5 của Chính phủ ngày 22/01/2004 tách tỉnh Cần Thơ thành TP Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang.
4. Hai tỉnh nào sáp nhập thành Sông Bé?
Bình Phước - Tây Ninh
0%
Bình Dương - Bình Phước
0%
Bình Dương - Đồng Nai
0%
Chính xác
Tỉnh Sông Bé được thành lập ngày 2/7/1976 trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương (chính quyền cách mạng gọi là tỉnh Thủ Dầu Một), Bình Phước (do chính quyền cách mạng sáp nhập hai tỉnh Bình Long, Phước Long tồn tại trước đó) và 3 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa của huyện Thủ Đức.
Khi mới thành lập, tỉnh Sông Bé có 14 huyện gồm: Bến Cát, Bù Đăng, Bù Đốp, Châu Thành, Chơn Thành, Dầu Tiếng, Dĩ An, Đồng Xoài, Hớn Quản, Lái Thiêu, Lộc Ninh, Phú Giáo, Phước Bình, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Thủ Dầu Một.
Ngày 6/11/1996, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Sông Bé để tái lập tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, có hiệu lực từ ngày 1/1/1997.
Tỉnh Bình Dương gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện: Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An (ngày nay bao gồm 5 thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng). Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Thủ Dầu Một.
Tỉnh Bình Phước gồm 5 huyện: Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Lộc Ninh, Phước Long (ngày nay bao gồm thành phố Đồng Xoài, 3 thị xã Bình Long, Phước Long, Chơn Thành và 8 huyện Bù Đăng, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Đồng Phú, Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng). Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Đồng Xoài.
5. Việt Nam có 63 tỉnh/thành từ năm nào?
2006
0%
2008
0%
2010
0%
Chính xác
Tháng 5/2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết 15 về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/8/2008.
Theo Nghị quyết, thủ đô bao gồm: Hà Nội, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã của huyện Lương Sơn (Hòa Bình).
Như vậy, từ năm 2008 đến nay, Việt Nam có 63 tỉnh/thành, gồm 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Lê Huyền