Những việc nên làm ngày Rằm tháng Giêng để gặp may mắn

Những việc nên làm ngày Rằm tháng Giêng để gặp may mắn
9 giờ trướcBài gốc
Những việc may mắn nên làm ngày Rằm tháng Giêng
Theo phong thủy, vào ngày này, mọi người nên thực hiện những việc sau để cả năm hanh thông, gặt hái nhiều thành công.
Lau dọn, dọn dẹp bàn thờ
Trước khi cúng Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ để bày tỏ lòng thành kính. Khi dọn dẹp, không nên xê dịch bát hương, đồng thời thắp một nén hương xin phép Thần linh, gia tiên trước khi lau dọn.
Chuẩn bị mâm lễ cúng
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm Phật giáng trần, khác biệt so với các ngày Rằm khác trong năm. Chính vì vậy, gia đình cần chuẩn bị lễ cúng một cách chu đáo, trang trọng, bao gồm mâm lễ cúng Phật và mâm lễ cúng gia tiên.
Bên cạnh đó, hoa tươi là lễ vật không thể thiếu trong dịp này. Các loại hoa thường được lựa chọn là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng… thể hiện sự tôn kính và lòng thành đối với bề trên.
Đặc biệt, gia chủ nên tránh dùng hoa giả, quả giả để dâng lên bàn thờ Phật, cũng như không sử dụng các vật phẩm đã qua sử dụng để cúng. Những điều này không chỉ làm mất đi sự trang nghiêm mà còn bị coi là thiếu thành kính, ảnh hưởng đến ý nghĩa tâm linh của nghi lễ Rằm tháng Giêng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Phóng sinh
Phóng sinh là một hoạt động phổ biến tại chùa vào ngày đầu năm. Nhiều người thường thả chim, cá, rùa vào ngày đầu năm để cầu sức khỏe, bình an và may mắn. Tuy nhiên, cần lưu ý không phóng sinh ồ ạt hoặc tiếp tay cho những hành vi trục lợi từ phong tục này.
Đi chùa lễ Phật
Rằm tháng Giêng không chỉ là ngày trăng tròn đầu tiên của năm, mà còn là ngày vía Thiên Quan. Để giải trừ tai ương và cầu mong một năm an lành, hanh thông, các gia đình thường đến chùa viếng Phật, thắp hương và cúng dường.
Sau khi thực hiện lễ cúng tại nhà, nhiều người tham gia các nghi lễ thả đèn hoa đăng để gửi gắm nguyện ước về bình an và thành công.
Làm việc thiện, tích đức
Vào ngày này, bạn nên đi làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn. Làm việc thiện không nhất thiết phải làm điều gì đó quá lớn lao, bạn có thể quyên góp tiền, thăm nuôi những hoàn cảnh khó khăn hoặc đơn giản chỉ là giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.
Những điều nên kiêng kỵ ngày Rằm tháng Giêng để tránh xui, đón may
Kiêng tiền giả - tiền tà
Bên cạnh lễ mặn, lễ ngọt, các gia đình thường dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng cả tiền dương lẫn tiền âm.
Tuy nhiên, gia chủ nên cẩn thận không đặt tiền giả hoặc tiền có nguồn gốc bất chính, kiếm từ các hoạt động phi pháp hoặc trái với đạo đức lên mâm cúng.
Ngoài ra, người thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng lưu ý: Không mặc quần áo hở hang, rách; không nói tục, chửi bậy; giữ thân thanh tịnh, không sinh hoạt vợ chồng, ân ái nam nữ; không ăn thịt chó, mèo, rùa, ba ba, rắn; không uống rượu rắn, rượu cao hổ cốt; không ăn tiết canh động vật, nhất là tiết canh rùa, ba ba…
Trước khi làm lễ, người cúng nên uống chén trà thơm, tay rửa nước lá thơm, mắt xông lá trầu không.
Đặc biệt, theo chuyên gia mọi người nên kiêng câu cá vào ngày trăng tròn. Người câu cá vào ngày rằm dễ gặp chuyện đen đủi.
Kiêng không cho mượn tiền
Theo quan niệm dân gian, nếu cho mượn tiền vào ngày Rằm tháng Giêng, giống như đang cho đi tài khí của chính mình, tài vận sẽ kém. Ví vậy, mọi người thường từ chối chuyện cho vay vào ngày này.
Kiêng mặc đồ đen - trắng, đồ rách
Cũng theo quan niệm xưa, trắng - đen là hai màu liên quan đến tang tóc, người đã khuất nên sẽ mang lại vận xui, làm việc gì cũng khó thành. Tương tự, không nên mặc quần áo rách vào ngày Rằm tháng Giêng vì có thể vận xui sẽ đeo bám cả năm.
Để thùng gạo cạn đáy, trống rỗng
Theo phong thủy, vật chứa đựng mang ý nghĩa tốt lành, chứa vận may, tài lộc như hũ gạo thì không bao giờ được để trống rỗng. Thùng hết gạo, lộ đáy chẳng khác gì dấu hiệu cho thấy cả năm đói kém, khổ sở. Nên đổ đầy hũ gạo từ lúc vơi một nửa và nên dùng loại hũ gạo sâu để tượng trưng cho sự no đủ, tránh vận xui, giữ vận may luôn trong nhà.
Kiêng kỵ lời ăn tiếng nói: không văng tục, chửi bậy
Cần cẩn trọng trong từng lời ăn tiếng nói, không đề cập tới chuyện xui xẻo, không nên nói điềm gở, không bôi nhọ, xúc phạm người khác, nói tục, chửi bậy… Nếu không, cả năm sẽ đầy chuyện thị phi, rắc rối, vận xui sẽ đeo bám.
Không sát sinh, đặc biệt không câu cá; kiêng ăn thịt chó, mèo, vịt
Nếu sát sinh trong ngày Tết Nguyên Tiêu sẽ bị suy giảm tài vận, gặp tai nạn, bệnh tật… Còn những loại thịt như thịt chó, mèo, vịt... thường được cho là sẽ mang lại xui xẻo.
Kiêng đi đêm, chơi trốn tìm, chải tóc, soi gương
Ngày rằm được coi là ngày âm khí mạnh nhất,là thời khắc giao thời của âm và dương vì thế sau 10h đêm không nên ra ngoài, kẻo gặp nguy hiểm cho bản thân. Nếu chơi trốn tìm, xui xẻo sẽ bị ma "giấu". Chải tóc, soi gương mà tóc rụng cũng sẽ không tốt cho phần dương khí của người chải tóc, tạo điều kiện cho cô hồn xâm nhập, quấy phá.
Kiêng làm vỡ, hỏng đồ, kiêng làm mất tài sản
Theo quan niệm dân gian, vào ngày Rằm tháng giêng, mọi người nên tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc, làm mất đồ… vì sẽ đồng nghĩa với việc năm mới tài phúc hao tổn, mất mát, công việc cả năm khó phát triển.
Đặc biệt là không nên làm vỡ bát hay gương. Nếu lỡ làm vỡ, nên cất cẩn thận rồi vài ngày sau mang đi chôn xa hoặc vứt xuống lòng sông để mang điều xui tránh xa khỏi gia đình
Một số kiêng kỵ khác
Trong ngày Rằm tháng Giêng, nên kiêng đi đến những nơi âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là những người sức khỏe yếu kém, sẽ bị vận xui đeo bám.
(*) Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!
Lan Anh (tổng hợp)
Nguồn KTĐT : https://kinhtedothi.vn/nhung-viec-nen-lam-ngay-ram-thang-gieng-de-gap-may-man.html