Quyết định này không chỉ thể hiện cam kết với sự phát triển an toàn của công nghệ mà còn phản ánh mục tiêu giúp trí tuệ nhân tạo phục vụ nhân loại, thay vì chú trọng vào lợi nhuận tài chính.
Mô hình phi lợi nhuận của OpenAI tạo điều kiện để tổ chức này tập trung vào các nghiên cứu dài hạn, đồng thời giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn khi phát triển AI. Đặc biệt, trong bối cảnh AI đang ngày càng trở thành yếu tố then chốt trong các ngành công nghiệp, OpenAI mong muốn đóng góp vào việc phát triển một tương lai bền vững và công bằng cho mọi người.
Trong email gửi tới toàn bộ nhân viên được đăng trên trang web chính thức của công ty, Giám đốc điều hành OpenAI – cha đẻ của ChatGPT, ông Sam Altman nêu rõ: “Chúng tôi đã đưa ra quyết định rằng tổ chức phi lợi nhuận sẽ kiểm soát sau khi lắng nghe các nhà lãnh đạo dân sự, cũng như có cuộc thảo luận sâu rộng mang tính xây dựng với văn phòng người đứng đầu cơ quan Tư pháp bang Delaware và bang California". Bất kỳ sự thay đổi về tư cách pháp nhân nào cũng đòi hỏi sự chấp thuận từ chính quyền bang California và Delaware, nơi OpenAI đặt trụ sở chính và đăng ký hoạt động tương ứng.
Thông báo cũng đặt dấu hỏi cho tương lai vụ kiện của Musk, vốn nhằm ngăn chặn việc OpenAI chuyển đổi khỏi mô hình phi lợi nhuận. Phiên tòa xét xử đã được ấn định vào tháng 3/2026. Trước đó, ông Musk cùng một nhóm nhà đầu tư từng đưa ra đề nghị mua lại OpenAI với giá 97,4 tỷ USD, nhưng ông Altman từ chối.
OpenAI trở thành một trong nhữngkhởi nghiệp thành công nhất Thung lũng Silicon, nổi bật với sự ra mắt của ChatGPT vào năm 2022
PV ( th)