Đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Quý Trung/TTXVN
"Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc Luật biển (UNCLOS) năm 1982 mà không được phép của Việt Nam, đều vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam", Người Phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh tại buổi họp báo thường kỳ chiều 3/7.
"Các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các cái biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam để bảo đảm các quyền và lợi ích của pháp chính đáng của Việt Nam," bà Hằng cho biết thêm.
Trước đó, vào ngày 17/7/2024 (giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp quốc ở New York, Mỹ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS).
Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.
Liên Hà