Hình minh họa
Lệnh áp thuế này có hiệu lực vào lúc 05 giờ 01 phút, hôm thứ Ba tuần này, và chỉ vài phút sau, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế 15% đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời áp thuế 10% lên dầu mỏ, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô.
Ngoài ra, Bộ Thương mại Trung Quốc và Tổng cục Hải quan nước này cũng thông báo rằng Bắc Kinh sẽ bắt đầu kiểm soát xuất khẩu một số khoáng sản đất hiếm và kim loại, vốn đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghệ cao và năng lượng xanh của Mỹ. Trung Quốc cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với một số doanh nghiệp Mỹ.
Sau khi chịu tác động từ thuế quan của Mỹ, Trung Quốc đã chọn thứ Hai tuần này làm ngày bắt đầu áp dụng các biện pháp đối phó. Dự kiến, ông Trump sẽ có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, Mỹ và Trung Quốc từng leo thang xung đột thương mại bằng các đòn áp thuế qua lại, gây xáo trộn nền kinh tế toàn cầu. Lần này, ông Trump cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì đã góp phần trong việc đưa fentanyl, một loại thuốc giảm đau tổng hợp mạnh, vào Mỹ.
Vậy, những biện pháp thuế quan của Trung Quốc sẽ tác động đến Mỹ ra sao? Và liệu có bài học nào được rút ra từ các động thái tương tự của ông Trump với Mexico và Canada có thể giúp dự báo hậu quả của động thái này?
Chuyện gì đã xảy ra với Canada và Mexico – và điều đó liên quan gì đến Trung Quốc?
Vào thứ Bảy tuần trước, cùng ngày ông Trump công bố thuế quan đối với Trung Quốc, ông cũng tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico.
Ngoài cáo buộc liên quan đến fentanyl, ông Trump còn cho rằng hai nước láng giềng phải có trách nhiệm trong việc ngăn chặn làn sóng nhập cư trái phép vào Mỹ.
Mexico và Canada phản ứng nhanh không kém Trung Quốc: Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngay lập tức ban hành thuế trả đũa. Trong khi đó, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố Canada sẽ áp thuế 25% lên gần 100 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Tình hình căng thẳng leo thang nhanh chóng với những tuyên bố mạnh mẽ từ cả ba nước. Tuy nhiên, vào thứ Hai tuần này, sau khi ông Trump có cuộc điện đàm với ông Trudeau và bà Sheinbaum, Mỹ đã thông báo hoãn áp thuế trong 30 ngày.
Về phía Canada và Mexico, hai nước đồng ý tăng cường kiểm soát biên giới để xoa dịu căng thẳng.
Vì sao Trung Quốc chờ đến thứ Hai tuần này mới áp thuế?
Theo Lynn Song, chuyên gia kinh tế phụ trách Trung Quốc tại tập đoàn tài chính ING (Hà Lan), có vẻ như Bắc Kinh muốn thực hiện một nỗ lực ngoại giao, giống như cách Canada và Mexico đã làm.
“Việc trì hoãn áp thuế đến ngày 10/2 sẽ tạo cơ hội cho lãnh đạo cấp cao hai nước gặp gỡ trước thời điểm đó, mở ra khả năng cả hai bên có thể xoa dịu căng thẳng”, ông nói với Al Jazeera.
Tuy nhiên, theo Julien Chaisse, giáo sư luật kinh tế quốc tế tại Đại học Thành phố Hong Kong, tình hình sẽ phụ thuộc nhiều vào cách ông Trump nhìn nhận động thái này của Trung Quốc.
“Nếu ông Trump coi đây là một thách thức trực diện, chính quyền của ông có thể sẽ phản ứng bằng cách áp thêm các biện pháp hạn chế thương mại mới. Điều này dự kiến sẽ đẩy căng thẳng leo thang cao hơn nữa”, ông Chaisse nhận định.
Trung Quốc đe dọa sẽ làm gì?
Nếu đàm phán thất bại và Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới – thực hiện các biện pháp trả đũa như đã cảnh báo, Mỹ sẽ phải đối mặt với thuế quan mới đánh vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), than đá và dầu thô. Chuyên gia Lynn Song gọi đây là “phản ứng có chừng mực” của Bắc Kinh.
Ngoài ra, cơ quan quản lý chống độc quyền Trung Quốc cũng đã mở cuộc điều tra nhắm vào Google (thuộc tập đoàn Alphabet), đồng thời liệt kê PVH Corp (công ty mẹ của các thương hiệu như Calvin Klein) và hãng công nghệ sinh học Illumina vào danh sách các công ty dự kiến bị trừng phạt.
Các dòng xe tải điện nhập khẩu từ Mỹ cũng sẽ chịu mức thuế 10%, có khả năng ảnh hưởng đến Tesla của Elon Musk – một đồng minh của ông Trump. Hiện tại, Tesla đang tích cực quảng bá xe tải điện tại thị trường Trung Quốc.
Ngoài các biện pháp thuế quan, Trung Quốc còn hạn chế xuất khẩu một số khoáng sản và kim loại quan trọng, vốn được sử dụng trong điện tử, thiết bị quân sự và pin mặt trời. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang củng cố vị thế thống lĩnh trong lĩnh vực khai thác và chế biến các nguyên liệu này.
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có hiệu lực ngay lập tức, không bị ràng buộc bởi thời hạn như đã thông báo. Danh sách các kim loại bị kiểm soát bao gồm: tungsten, tellurium, bismuth, indium và molybdenum, cùng các sản phẩm liên quan.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố biện pháp này nhằm “bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia”.
Dù chưa phải lệnh cấm hoàn toàn, nhưng xuất khẩu những kim loại này có thể giảm mạnh, vì các công ty phải xin giấy phép xuất khẩu, một quy trình kéo dài khoảng 6 tuần. Hiện chưa rõ liệu các nhà nhập khẩu Mỹ có đủ điều kiện để nhận giấy phép hay không.
Theo chuyên gia Gary Ng của ngân hàng đầu tư Natixis tại Hong Kong, đây là phản ứng có quy mô tương đương nhưng theo một cách khác so với năm 2018 – thời điểm Mỹ và Trung Quốc lao vào cuộc chiến thương mại dưới thời ông Trump.
“Lần này, Trung Quốc không chỉ dùng thuế quan mà còn kết hợp cả biện pháp kiểm soát xuất khẩu và hạn chế tiếp cận thị trường. Điều này cho thấy Bắc Kinh đang tận dụng vị thế của mình như một trong những thị trường và nhà khai thác lớn nhất thế giới để đàm phán với Mỹ”, ông nói với Al Jazeera.
Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến Mỹ như thế nào?
Theo tính toán ban đầu của ING, các biện pháp của Trung Quốc chỉ ảnh hưởng đến 10-12% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, một con số không quá lớn.
Mỹ không phải là nguồn cung cấp dầu thô quan trọng của Trung Quốc, chỉ chiếm 1,7% tổng lượng dầu nhập khẩu năm ngoái, với giá trị khoảng 6 tỷ USD. Trong năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 230.540 thùng dầu/ngày từ Mỹ – giảm 52% so với cùng kỳ năm 2023.
Mỹ cung cấp khoảng 5,4% tổng lượng LNG nhập khẩu của Trung Quốc, tương đương 4,16 triệu tấn trong năm 2024, với tổng giá trị 2,41 tỷ USD. Tuy nhiên, Trung Quốc đã mua 10% tổng lượng LNG xuất khẩu của Mỹ trong cùng năm.
Dù vậy, mức nhập khẩu LNG từ Mỹ đã tăng gần gấp đôi so với năm 2018, thời điểm hai nước căng thẳng thương mại dưới thời ông Trump.
Than đá từ Mỹ cũng không phải nguồn cung chính cho Trung Quốc, khi chỉ 6,4% sản lượng than xuất khẩu của Mỹ được bán sang Trung Quốc.
Nhưng điều có thể khiến Mỹ đau đầu hơn chính là các nhiên liệu mà Trung Quốc kiểm soát xuất khẩu.
Tungsten (vonfram) là kim loại quan trọng trong khai thác đạn pháo, giáp xe tăng và công cụ cắt gọt kim loại nhờ độ cứng cực cao. 60% vonfram tiêu thụ tại Mỹ được dùng để khai thác tungsten carbide, một vật liệu không thể thiếu trong xây dựng, gia công kim loại, và khai thác dầu khí. Trung Quốc khai thác khoảng 80% tổng sản lượng vonfram toàn cầu năm 2023.
Indium là thành phần chính trong khai thác màn hình điện thoại và TV. Tellurium, bismuth và molybdenum là các kim loại quan trọng trong gia công kim loại và nhiều ứng dụng công nghệ khác.
Với việc Trung Quốc là nhà khai thác hàng đầu thế giới của những kim loại này, các ngành công nghệ và năng lượng sạch của Mỹ dự kiến sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp của Trung Quốc.
Nh.Thạch
AFP