Người phụ nữ họ Ngô (sống tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) chia sẻ trải nghiệm ăn nhầm pháo của mình trên mạng xã hội. Cô cho biết bao bì của loại pháo này (thường được gọi là shuang pao) rất giống với kẹo sữa. Sự giống nhau này khiến cô vô tình ăn phải một viên và gây thương tích cho miệng.
Shuang pao có nghĩa là pháo nổ; nó có thể cháy mà không cần ngọn lửa và có thể phát nổ với tiếng "bốp" lớn khi bị thả rơi hoặc chịu áp lực, chẳng hạn như bị giẫm lên. Sự độc đáo, hấp dẫn và tiện dùng trong lễ hội đã khiến nó trở thành sự lựa chọn ưa thích trong những dịp đám cưới, tiệc tùng và họp mặt gia đình, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán.
Trong cuộc phỏng vấn với Elephant News vào ngày 5/2, cô Ngô kể lại rằng loại pháo nói trên do em trai cô mang về nhà: “Trong phòng khách đèn đang tắt, tôi đang xem tivi thì em trai mang về một túi đồ ăn nhẹ. Tôi thấy nó giống kẹo sữa khoai môn mà tôi thích hồi nhỏ nên mở lấy một viên và cho vào miệng nhai. Ngay khi vừa cắn, viên pháo đã phát nổ ngay trong miệng".
Cô Ngô nhai nhầm pháo vì tưởng là kẹo sữa. (Ảnh: Douyin)
“Lúc đó, tôi choáng váng. Thực ra, tôi không cảm thấy đau đớn gì cả, tôi chỉ ngửi thấy mùi thuốc pháo trong miệng. Mặc dù có tiếng nổ nhưng tôi không cảm thấy khó chịu khi ăn hoặc đánh răng”, cô tiếp tục giải thích. Những bức ảnh Ngô đăng tải cho thấy pháo được bọc trong màng nhựa phủ giấy bạc, rất giống theo bao bì thường dùng cho thuốc viên.
Ngô cũng đăng tải hình ảnh vết máu trong miệng cô, chưa rõ liệu cô có được chăm sóc y tế hay không. Dù vết thương bị sưng và gây xuất huyết ở miệng nhưng may mắn là Ngô không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng.
“Chẳng phải những quả pháo này nên được đóng gói trong hộp sao?” Wu đặt câu hỏi trong bài đăng của mình.
Dự việc rất được chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người đồng ý với Ngô rằng bao bì của loại pháo này quá giống với viên nang, sẽ dễ gây hiểu lầm. Một số người thậm chí còn tải hình ảnh bao bì pháo lên các công cụ tìm kiếm nhận dạng hình ảnh, kết quả nó bị nhận dạng nhầm là "bánh kẹo".
Một người bình luận rằng, bao bì này được thiết kế để ngăn ngừa độ ẩm trong quá trình vận chuyển: "Tôi cũng mua chúng vào năm ngoái, tôi nghĩ đó là một cách khéo léo để ngăn ngừa độ ẩm và nổ trong quá trình vận chuyển. Thiết kế dạng viên nang có vẻ thực tế, nhưng tôi không thấy ai nhầm lẫn nó với bánh kẹo".
Đốt pháo là một phong tục truyền thống trong các lễ hội như Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Một người khác nói thêm: “Điều này thực sự đáng lo ngại. Bao bì rất giống thực phẩm, khiến người ta dễ nhầm lẫn và vô tình tiêu thụ, gây ra những nguy hiểm đáng kể. Rõ ràng là nó phải được dán nhãn 'vật liệu nguy hiểm'".
Nhật Thùy (Nguồn: SCMP)