Các nhà cổ sinh vật học Mỹ vừa phát hiện một loài dực long hoàn toàn mới có tên Infernodrakon hastacollis, nghĩa là “ Rồng địa ngục cổ nhọn”. (Ảnh: Jun-Hyeok Jang)
Hóa thạch loài này được tìm thấy tại Hell Creek, Montana, có niên đại khoảng 67 triệu năm, thuộc cuối kỷ Phấn Trắng.(Ảnh: Reddit)
Loài này có chiếc cổ dài như giáo mác và vẻ ngoài dữ tợn, được xếp vào họ Azhdarchidae – nhóm dực long lớn nhất từng tồn tại.(Ảnh: Species New to Science)
Với sải cánh từ 3–4 mét, Infernodrakon tuy nhỏ hơn họ hàng Quetzalcoatlus nhưng vẫn vượt xa kích thước mọi loài chim hiện nay.(Ảnh: DeviantArt)
Mẫu hóa thạch ban đầu bị nhầm là của Quetzalcoatlus, nhưng công nghệ quét laser hiện đại đã giúp nhận diện chính xác loài mới.(Ảnh: Reddit)
Phát hiện này cho thấy hệ sinh thái dực long ở Bắc Mỹ vào cuối kỷ Phấn Trắng đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với dự đoán trước đây.(Ảnh: Dinopedia)
“Rồng địa ngục” được cho là một kẻ săn mồi đáng gờm, thống trị bầu trời cổ đại với hình dạng kỳ dị và sức mạnh đáng sợ.(Ảnh: Facebook)
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Journal of Vertebrate Paleontology, mở ra hướng đi mới trong nghiên cứu hóa thạch dực long.(Ảnh: DeviantArt)
Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn về 18 bộ xương người khổng lồ ở Wisconsin; Phát hiện “xác ướp quái vật" ở Siberia.
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phat-hien-rong-dia-nguc-chua-tung-biet-den-chuyen-gia-giai-ma-sao-2099067.html