Phát triển kinh tế từ nuôi dúi

Phát triển kinh tế từ nuôi dúi
20 giờ trướcBài gốc
Tại xã Chà Nưa thuộc huyện vùng cao Nậm Pồ, sinh kế của ngươìdân chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Là loài gặm nhấm, dúi có đặc tính sốnghoang dã, ưa bóng tối, thích nghi tốt với môi trường tự nhiên mát mẻ vùng cao.Thức ăn của dúi là rễ cây, tre, nứa, ngô, sắn… Đây là những loại thức ăn cósẵn, dễ tìm quanh năm ở khu vực miền núi.
Thức ăn của dúi chủ yếu là rễ cây, tre, ngô hạt… Đây là những loại thức ăn cósẵn dễ tìm.
Nhằm tận dụng nguồn lợi sẵn có để phát triển kinh tế, nhữngnăm gần đây người dân xã Chà Nưa bắt đầu thử nghiệm, phát triển mô hình nuôidúi sinh sản, thương phẩm nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình.
Gia đình anh Thùng Văn Viễn, bản Nà ín, xã Chà Nưa bắt đâùtriển khai nuôi dúi từ đầu năm 2024 với 10 cặp dúi mốc, 5 cặp dúi má đào. Nhờ ápdụng khoa học kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại dúi trong và ngoàitỉnh, các cá thể dúi trưởng thành, dúi non của gia đình anh Viễn phát triển rấttốt, sau khoảng 6 tháng tách đàn, mỗi con nặng trung bình từ 1,4 – 2,2kg, giábán dúi mốc khoảng 400.000 đồng/kg, dúi má đào có giá cao hơn 600.000 đồng/kg. Đâùra tiêu thụ dúi cũng vô cùng khả quan, các thương lái đến thu mua tận nơi.
AnhThùng Văn Viễn cùng mô hình nuôi dúi của gia đình.
Anh Thùng Văn Viễn chia sẻ: Ở vùngcao đất đai rộng rãi thoáng mát, trước kia gia đình chủ yếu nuôi gà, vịt, lợnnhưng giá thành bấp bênh, việc chăm sóc, cho ăn mất khá nhiều thời gian. Quatìm hiểu các mô hình nuôi dúi ở trong và ngoài tỉnh, tôi thấy đặc thù thổ nhưỡng,khí hậu tại Chà Nưa rất thích hợp nuôi dúi, với chi phí không quá cao, việc choăn, chăm sóc chỉ cần hiểu tập tính vật nuôi là có thể phát triển mô hình.
Thời điểm hiệntại, gia đình chủ yếu nuôi dúi mốc bởi mỗi năm một cá thể dúi giống có thể sinhsản 3 lứa, mỗi lứa từ 2 - 4 con. Đối với dúi má đào mặc dù giá thương phẩm caonhưng việc nuôi, chăm sóc cần chú ý nhiều hơn, một năm dúi má đào đẻ 2 lứa, môĩlứa 4 - 7 con và thường phát triển chậm hơn so với dúi mốc.
Sau6 tháng tách đàn, dúi trưởng thành được bán với giá 400.000 – 600.000 đồng/kg.
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi dúi, anh Viễn cho biết, chuồng trạinuôi dúi được thiết kế rất đơn giản, không tốn quá nhiều diện tích, nền được đổ chắc chắn sau đó sử dụng gạch men lát nhà với kích thước 80 x 80cm dựngthành các ô vuông đều nhau, đồng thời chuồng trại cần được bịt kín gió, tránhánh sáng trực tiếp từ mặt trời nhưng vẫn cần đảm bảo khô thoáng, đây là yêu câùbắt buộc nhằm đảm bảo môi trường sống thuận lợi cho dúi.Việc cho ăn cũng vô cùng quan trọng, nếu thức ăn không đảm bảodúi sẽ khó phát triển, gầy ốm hoặc bị liệt. Thông thường thức ăn được luân chuyển,kết hợp nhằm đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Thông thường sẽ cho ăn vào buổi sáng,lượng thức ăn cần vừa đủ, tránh cho ăn quá nhiều, ăn không hết, thức ăn lưu lạidễ nấm mốc, hư hỏng có thể khiến dúi mắc bệnh.
Sau hơn một năm gây giống, đàn dúi nuôi của gia đình anh Viễnđã phát triển gần 400 con, chủ yếu là dúi cái sinh sản. Hiện tại vẫn tiến hành nhângiống bởi các cá thể sinh sản, nuôi con kém sẽ chọn lọc, loại bỏ bán thương phẩm,khi đàn dúi đạt 600 - 700 cá thể sẽ nuôi ổn định, xuất bán ra thị trường.
Các cá thể dúi qua chọn lọc nhằm gây giống tái đàn.
Mặc dù đang trong quá trình phát triển mô hình, song nuôi dúi đã cho thấy những tín hiệu khả quan. Dúi nuôi mang lại giá trị cao,mở ra hướng phát triển kinh tế mới từ tận dụng nguồn lợi thiên nhiên sẵn có nơi vùngcao.
Trần Nhâm
Nguồn Điện Biên Phủ : https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/kinh-te/phat-trien-kinh-te-tu-nuoi-dui