Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đánhgiá, từ khi triển khai, nhờ các chính sách và sự quan tâm của địa phương,Chương trình OCOP đã có tác động sâu sắc, nâng cao chất lượng sản xuất, thươngmại hóa hàng hóa nông sản, đưa sản phẩm Việt Nam đến với thị trường trong vàngoài nước. Đây là chương trình có ý nghĩa rất lớn, góp phần gia tăng giá trị sảnphẩm của nông dân, giúp họ từng bước tham gia vào thị trường toàn cầu.
Đến nay, Chương trình OCOP đã bước sang một giai đoạnmới, vì vậy, Quyết định 148 về ban hành Bộ tiêu chí và quy định đánh giá, phânhạng sản phẩm Chương trình OCOP cần được hoàn thiện hơn nữa, phù hợp với năng lựcquản lý của địa phương, nhằm phát huy hết giá trị, sứ mệnh mà Chương trình OCOPmang lại.
Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môitrường (NN&MT) Trần Thanh Nam cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, cả nướccó 16.855 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 76,2% là sản phẩm 3 sao,22,7% là 4 sao và 126 sản phẩm đạt 5 sao - được công nhận là sản phẩm quốc gia.Nhờ Bộ tiêu chí rõ ràng và quy trình đánh giá chặt chẽ, các sản phẩm OCOP ngàycàng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã thân thiệnmôi trường và phù hợp với thị trường trong nước, quốc tế, góp phần phát triển sảnxuất nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn…
Bên cạnh những kết quả nổi bật, nhiều sản phẩm OCOP gặpkhó khăn do thiếu vùng nguyên liệu ổn định, hạn chế trong ứng dụng công nghệ,khó tiếp cận tín dụng đầu tư, trong khi phần lớn chủ thể OCOP là cơ sở sản xuấtnhỏ lẻ. Thực tế này đòi hỏi chính sách hỗ trợ cụ thể từ các cấp chính quyền đểcác doanh nghiệp, hợp tác xã có thể đầu tư máy móc, nhà xưởng, công nghệ bảo quản,bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấnmạnh, sản phẩm OCOP cần được nhìn nhận như một thương hiệu quốc gia, không chỉdừng lại ở quy mô địa phương. Do đó, việc tổ chức đánh giá, công nhận phải bảođảm tính chuyên môn, khách quan, liên ngành và nhất quán, gắn với tiêu chuẩn,quy chuẩn chất lượng cao. Về thẩm quyền đánh giá, Phó Thủ tướng thống nhất quanđiểm sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên nên do cấp tỉnh thực hiện trong giai đoạnhiện nay. Trong trường hợp phân cấp cho xã thì các địa phương phải có đề ánriêng, bảo đảm điều kiện tổ chức, con người, kiến thức và cơ chế phối hợp.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&MT khẩn trương tiếpthu, hoàn thiện dự thảo sửa đổi Quyết định số 148, trình Thủ tướng Chính phủ kýban hành, tránh để xảy ra khoảng trống chính sách sau khi thực hiện mô hìnhchính quyền địa phương 2 cấp.
Về lâu dài, Bộ NN&MT phối hợp với các Bộ, ngành, Tổnghội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và địa phương xây dựng Chương trìnhOCOP bài bản, có tầm nhìn dài hạn, hội tụ đủ các yếu tố như chất lượng cao, antoàn thực phẩm, có giá trị gia tăng, có quy mô thị trường, chỉ dẫn địa lý,thương hiệu, áp dụng chuyển đổi số và công nghệ thương mại điện tử. “Sản phẩmOCOP phải mang thương hiệu Việt Nam, được bảo vệ và quảng bá bằng chính sáchphù hợp. Mỗi sản phẩm cần có câu chuyện riêng, gắn với văn hóa, lịch sử, bảo đảmvệ sinh an toàn thực phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số”, Phó Thủtướng mong muốn và nêu rõ “OCOP phải được triển khai liên tục, ngày càng hoànthiện. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng hàng nghìn sản phẩm Việt Nam đặc thù,khác biệt, đạt chuẩn quốc tế và chinh phục thị trường toàn cầu”.
H.Giang