Phê duyệt đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt Thủ đô

Phê duyệt đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt Thủ đô
3 ngày trướcBài gốc
Văn bản chỉ rõ, trong thời gian qua, mạng lưới buýt của TP đã phát triển mạnh mẽ, 5 rộng khắp phục vụ dân đi lại (tiếp cận đến: 30/30 quận, huyện, thị xã; 513/579 số xã, phường thị trấn; Kết nối với 7 tỉnh thành lân cận…), cùng với đường sắt đô thị trở thành phương tiện giao thông đi lại nòng cốt trong đô thị.
Thời gian qua, mạng lưới buýt của TP đã phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập.
Tuy nhiên việc phát triển, khai thác mạng lưới buýt hiện nay vẫn còn một số tồn tại bất cập. Do vậy, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục kịp thời các tồn tại bất cập và việc rà soát, đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố là cần thiết.
Đề án được phê duyệt nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập của mạng lưới xe buýt hiện tại; Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển mạng lưới xe buýt Thủ đô ngày càng hợp lý, hiệu quả, thân thiện môi trường và là một hợp phần của hệ thống VTHKCC đa phương thức trong tương lai; tăng cường năng lực vận chuyển cho hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của Thủ đô nhằm từng bước giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Để thực hiện đề án, UBND TP Hà Nội yêu cầu áp dụng lý thuyết về hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị, bài học kinh nghiệm phát triển vận tải hành khách công cộng trên thế giới và Việt Nam. Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, khảo sát và kinh nghiệm chuyên gia để đề xuất các giải pháp.
Việc xây dựng đề án phải đảm bảo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khoa học và thực tế; Đảm bảo tính khả thi khi triển khai thực hiện; tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô đã được phê duyệt hoặc đang được rà soát điều chỉnh; việc điều chỉnh, phát triển mạng lưới tuyến xe buýt phải đảm bảo phù hợp với nhu cầu đi lại trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện hạ tầng giao 6 thông tại địa bàn, khu vực, đảm bảo người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Các cuộc điều tra, khảo sát dữ liệu sử dụng trong đề án phân tích và đánh giá cần đảm bảo phương pháp khoa học, khách quan về số lượng mẫu, mức độ tin cậy, và phương pháp tính toán. Ngoài ra, đề án yêu cầu huy động được đa dạng nguồn lực trong đầu tư phương tiện, hạ tầng giao thông công cộng, đặc biệt hạ tầng phục vụ cho kế hoạch chuyển đổi phương tiện xe buýt năng lượng điện, năng lượng xanh.
UBND TP giao Sở Xây dựng chủ trì, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện “Đề án đánh giá tổng thể mạng lưới xe buýt làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm điều chỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản lượng vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố” theo đúng tiến độ và các giải pháp đã đề ra, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn, sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả, chống lãng phí; Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, kịp thời đề xuất, tham mưu, báo cáo UBND TP.
UBND TP Hà Nội giao các Sở: Tài chính, Quy hoạch - Kiến trúc, Khoa học và Công nghệ, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo Đề án đạt hiệu quả.
Phạm Công
Nguồn KTĐT : https://kinhtedothi.vn/phe-duyet-de-an-danh-gia-tong-the-mang-luoi-xe-buyt-thu-do.675517.html