Phỏng vấn Giám đốc Sản xuất chị Nguyễn Huyền Trang

Phỏng vấn Giám đốc Sản xuất chị Nguyễn Huyền Trang
11 giờ trướcBài gốc
Câu hỏi 1: Là Giám đốc Sản xuất của “Về Quê Làm Giàu”, chị có thể chia sẻ về vai trò của mình trong việc định hình một chương trình truyền hình thực tế độc đáo, vừa quảng bá sản vật địa phương, vừa nâng tầm thương hiệu Halotimes?
Với vai trò Giám đốc Sản xuất, tôi cùng đội ngũ chịu trách nhiệm lên ý tưởng nội dung, tổ chức sản xuất tại hiện trường và điều phối các hoạt động hậu kỳ. Nhưng sâu xa hơn, chúng tôi coi đây không chỉ là một chương trình truyền hình, mà là một mô hình phát triển cộng đồng.
Việt Nam có rất nhiều sản vật quý, do chính người dân địa phương làm ra bằng tâm huyết và kỹ năng truyền đời. Điều chương trình hướng tới là giúp bà con lan tỏa những giá trị ấy ra bên ngoài – từ truyền hình đến thương mại điện tử. Với sự kết hợp giữa công nghệ số và giá trị truyền thống, “Về Quê Làm Giàu” không chỉ quảng bá đặc sản địa phương, mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn và lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về sự gắn kết với quê hương.
Câu hỏi 2: Trong rất nhiều chương trình truyền hình thực tế hiện nay, điều gì khiến “Về Quê Làm Giàu” có thể tạo được dấu ấn riêng? Với vai trò của mình, chị đã làm gì để góp phần định hình hình ảnh thương hiệu Halotimes một cách khác biệt và bền vững?
Tôi nghĩ điều khiến “Về Quê Làm Giàu” tạo được dấu ấn riêng chính là cách chúng tôi đặt người nông dân vào vị trí trung tâm của câu chuyện. Chúng tôi không dựng cảnh, mà để nhân vật sống với chính nghề của họ, kể về hành trình lập nghiệp của mình và truyền đi cảm hứng từ chính sự chịu thương chịu khó ấy.
Chương trình không dừng ở tính giải trí. Chúng tôi mong muốn khán giả được xem một hành trình trải nghiệm thực chiến, nơi nghệ sĩ đến học nghề của bà con, tìm hiểu quy trình làm ra sản vật địa phương, thấu hiểu giá trị văn hóa – và cùng góp phần bán được sản phẩm đến tay người tiêu dùng thật. Đây không phải là show diễn, mà là một quá trình cùng làm, cùng sống, cùng chia sẻ.
Mặt khác, điểm khác biệt lớn nhất chính là việc kết hợp giữa công nghệ số và giá trị truyền thống. “Về Quê Làm Giàu” không chỉ phát sóng trên truyền hình, mà còn mở rộng thành mô hình thực tiễn: tổ chức hội chợ, livestream, kết nối doanh nhân và nông dân, ứng dụng các nền tảng số để tiêu thụ nông sản.
Chúng tôi định hướng đây là một mô hình truyền hình gắn với phát triển kinh tế bền vững – nơi nội dung không chỉ để xem, mà còn tạo ra giá trị thật cho cộng đồng. Đó cũng là cách thương hiệu Halotimes hiện diện một cách khác biệt, lâu dài và có trách nhiệm trong lòng công chúng.
Câu hỏi 3: Ngoài yếu tố giải trí, chương trình “Về Quê Làm Giàu” còn muốn truyền tải điều gì đặc biệt về hình ảnh và giá trị của làng quê Việt Nam đến mọi người?
Chúng tôi mong muốn khán giả nhìn thấy nông thôn không chỉ là nơi để nhớ mà còn là nơi để khởi nghiệp, làm giàu, phát triển. Làng quê Việt Nam là nơi hội tụ của văn hóa, tiềm năng kinh tế và tinh thần đổi mới – và đó là câu chuyện chúng tôi đang kể một cách chân thật nhất.
Câu hỏi 4: Chị đã đồng hành ra sao với nghệ sĩ, người dân địa phương và đối tác để tạo nên một chương trình vừa mang tính giải trí, vừa truyền cảm hứng, lại vẫn đồng thời củng cố hình ảnh Halotimes trong lòng công chúng?
Chúng tôi coi mình như chiếc cầu nối. Với nghệ sĩ, tôi tạo điều kiện để họ được sống thật với cá tính và gần gũi với khán giả. Với bà con và doanh nghiệp địa phương, chúng tôi lắng nghe câu chuyện của họ và cố gắng truyền tải một cách chân thực nhất. May mắn là thông điệp của chương trình được thấu hiểu, nên tất cả đều đồng lòng và ủng hộ.
Câu hỏi 5: Có nghệ sĩ nào khiến chị bất ngờ vì sự lăn xả và gần gũi với bà con nông dân trong quá trình ghi hình không?
Nhiều lắm, nhưng tôi đặc biệt ấn tượng với Long Vũ – một bạn trẻ lăn xả, ham học hỏi và rất thực tế. Sức trẻ của bạn chính là đại diện cho tinh thần dấn thân của giới trẻ hiện nay. Riêng Hariwon, dù chỉ đồng hành ở chặng 2, nhưng chị thể hiện tinh thần rất phù hợp với chương trình: không ngại thử thách, đặc biệt còn vô cùng hào hứng với các món đặc sản địa phương. Sự ăn ngon lành và phản ứng tự nhiên của Hari cũng là một cách quảng bá rất duyên. Chính sự hòa mình ấy khiến chương trình trở nên chân thật và gần gũi hơn với khán giả.
Câu hỏi 6: Ở mỗi điểm đến, ê-kíp không chỉ quay hình mà còn tổ chức phiên chợ, livestream, giúp bà con tiêu thụ nông sản. Phía sau hậu trường, cả đội đã phải chuẩn bị những gì để tất cả được diễn ra trọn vẹn như thế?
Đó là cả một quá trình chuẩn bị nghiêm túc: từ kết nối thương hiệu, chọn địa điểm phù hợp, hướng dẫn người dân về cách livestream, đến thiết lập hậu cần truyền thông. Mỗi phiên chợ đều là một sự kiện thực sự – có nghệ sĩ, có thương hiệu, và rất đông đảo bà con tham gia và ủng hộ mua hàng.
Câu hỏi 7: Halotimes định hướng ‘Về Quê Làm Giàu’ không chỉ là một chương trình truyền hình, mà còn là một phần trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa và nông thôn số. Với vai trò là Giám đốc sản xuất, chị hình dung hành trình này sẽ tiếp tục chuyển mình như thế nào trong thời gian tới?
Chúng tôi sẽ tiếp tục đi đến nhiều tỉnh thành hơn, quảng bá thêm nhiều sản vật đặc trưng hơn và kể thêm thật nhiều câu chuyện chân thật từ chính bà con nông dân. Mỗi vùng quê đều có giá trị riêng – chỉ cần kể đúng và đủ sâu, khán giả sẽ lắng nghe và đồng cảm.
Chúng tôi kỳ vọng “Về Quê Làm Giàu” sẽ trở thành mô hình mẫu cho sự kết hợp giữa truyền hình và công nghiệp văn hóa nông thôn số. Trong thời gian tới, chương trình sẽ được mở rộng mạnh mẽ trên các nền tảng số, tích hợp giải pháp thương mại điện tử để kết nối trực tiếp sản phẩm địa phương với người tiêu dùng, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái bền vững giữa doanh nghiệp, nghệ sĩ và cộng đồng nông thôn.
Câu hỏi 8: ‘Về Quê Làm Giàu’ được xem là chương trình vì người nông dân, vì làng quê Việt. Với chị, hành trình này đang giúp xã hội nhìn nhận lại người nông dân và cuộc sống ở quê theo một cách mới mẻ như thế nào?
Người nông dân hôm nay không chỉ sản xuất, mà còn sáng tạo, kinh doanh, thậm chí trở thành nhân vật truyền cảm hứng trên mạng xã hội. Chúng tôi muốn xã hội nhìn thấy một hình ảnh người nông dân chủ động – có kiến thức, có kết nối, có cơ hội vươn lên và làm giàu ngay tại quê hương.
Câu hỏi 9: Giữa lúc nhiều chương trình giải trí chạy theo thị hiếu nhanh, Halotimes lại chọn đi vào chiều sâu với chủ đề nông thôn – một hướng đi không hề dễ. Theo chị, lựa chọn này đòi hỏi điều gì ở người làm sản xuất?
Chúng tôi luôn mong muốn tạo ra những chương trình mang thông điệp mạnh mẽ và giá trị lâu dài. Với đề tài nông thôn, điều quan trọng nhất là sự tôn trọng, nhẫn nại và dấn thân. Đây không phải là nội dung dễ làm, không màu mè hay dễ tạo hiệu ứng nhanh. Nhưng nếu mình làm thật – sống cùng bà con, hiểu câu chuyện của họ và kể đúng – thì khán giả sẽ cảm nhận được sự tử tế và ủng hộ bằng niềm tin lâu bền.
Câu hỏi 10: Ở vai trò dẫn dắt sản xuất, chị đã làm gì để “Về Quê Làm Giàu” không chỉ hấp dẫn người xem, mà còn để lại giá trị lâu dài cho cộng đồng – nhất là trong việc gìn giữ văn hóa và lan tỏa giá trị sản vật quê hương?
Chúng tôi chọn cách kể chuyện dung hòa giữa tính giải trí và tính chân thực. Chương trình ưu tiên mời những nghệ sĩ gần gũi, hài hước và sẵn sàng lăn xả – để khán giả cảm thấy thân quen, dễ đồng cảm. Điều quan trọng là giữ được sự chân thành trong từng câu chuyện và tương tác.
Chúng tôi vẫn đang cố gắng cải thiện mỗi ngày, từ nội dung đến hình thức thể hiện, để chương trình không chỉ hấp dẫn người xem mà còn lan tỏa được giá trị bền vững cho cộng đồng.
T.H
Nguồn SaoStar : https://www.saostar.vn/sac-mau-cuoc-song/phong-van-giam-doc-san-xuat-chi-nguyen-huyen-trang-202507161409562388.html