Phỏng vấn một kiến trúc sư

Phỏng vấn một kiến trúc sư
2 tháng trướcBài gốc
Kiến trúc sư: Đúng vậy. Nhưng trong cuộc sống bình thường, đa số các công trình chính là nhà cửa.
PV: Thưa anh, nhà ở luôn luôn là vấn đề lớn nhất của xã hội, của mỗi gia đình và mỗi cá nhân?
Minh họa: Lê Tâm
Kiến trúc sư: Tất nhiên. Nhưng nói thế cũng chưa đầy đủ, đó còn là sự quan tâm lớn nhất của chính phủ mọi quốc gia.
PV: Vâng. Chả thế mà Thủ tướng Việt Nam luôn luôn đặt vấn đề nhà ở xã hội trên rất nhiều diễn đàn.
Kiến trúc sư: Hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên tôi cảm thấy nhiều nơi còn định nghĩa "nhà ở xã hội" theo một công thức có sẵn, đó là xây chung cư cho người thu nhập thấp.
PV: Điều ấy có gì sai?
Kiến trúc sư: Không sai. Nhưng rõ ràng chưa đầy đủ. Tôi nghĩ vấn đề nhà xã hội phải rộng lớn hơn, đó là cải tạo hoặc xây mới những chung cư cũ nát.
PV: Chung cư cũ nát?
Kiến trúc sư: Đúng vậy.
PV: Tại sao anh lại nảy ra ý nghĩ ấy?
Kiến trúc sư: Vì trong cơn bão số 3 khủng khiếp vừa qua, tôi, và chắc rằng nhiều người, lần đầu tiên được thấy trên màn ảnh truyền hình những chung cư cũ nát tới mức không thể tưởng tượng được, vẫn là nơi sinh sống của hàng ngàn gia đình.
PV: Vâng. Tôi cũng có xem.
Kiến trúc sư: Những khu nhà tập thể như thế có ở khắp đất nước, nhưng đặc biệt nhất ở phía Bắc. Gọi là khu tập thể vì hồi đó nó có tên đúng như thế, do một cơ quan nào đấy xây lên cho cán bộ công nhân viên của mình.
PV: Ừ.
Kiến trúc sư: Nói thẳng là ngay từ hồi đó, chất lượng xây dựng cũng đã không cao do nhiều lý do. Hoặc kinh phí thấp, hoặc kỹ thuật còn đơn sơ. Hoặc quan niệm tạm bợ.
PV: Và rất nhiều gia đình cán bộ công nhân viên vẫn ở đấy cho tới bây giờ.
Kiến trúc sư: Không những ở mà còn sinh con, sinh cháu; cơi nới, cải tạo chắp vá. Hậu quả là các căn phòng ở đây, nói thật nhé, chả khác gì ổ chuột trên cao.
PV: Ừ, xưa nay chúng ta vẫn quan niệm các ổ chuột là các căn nhà ven sông lụp xụp.
Kiến trúc sư: Mà không biết rằng còn tồn tại một loại ổ chuột cao tầng. Phải nói rằng tôi, và tin chắc nhiều khán giả xem truyền hình đều choáng váng khi thấy hình ảnh các căn hộ tường bong tróc, trần rơi rụng, sàn nứt nẻ, dây điện ống nước hỗn loạn mà nhiều gia đình đã ở cả nửa thế kỷ rồi.
PV: Những căn phòng kiểu đó, đừng nói gì về thẩm mỹ, mà độ an toàn tối thiểu cũng không có.
Kiến trúc sư: Đúng thế. Cho nên chính quyền mới khẩn cấp cho di dời dân cư đến nơi khác khi có bão lũ.
PV: Để rồi sau bão lũ, chắc họ lại phải quay trở về?
Kiến trúc sư: Tôi hy vọng không phải như thế. Tuy nhiên rõ ràng sau đợt bão này, chúng ta phải thấy một vấn đề đặt ra: Xây nhà xã hội và cải tạo chung cư cũ phải là đồng bộ với nhau.
PV: Vâng.
Kiến trúc sư: Các khu tập thể cũ nát kia, tuy có rất nhiều nhược điểm nhưng thường lại có một ưu điểm tuyệt vời: Đó là đa số nằm trên các vị trí trung tâm, gọi là "đất vàng".
PV: Đất vàng?
Kiến trúc sư: Vâng. Vì cách đây mấy chục năm, khái niệm "đất vàng" chưa có.
PV: Cho nên…?
Kiến trúc sư: Cho nên việc cải tạo các chung cư cũ cũng có một thuận lợi, là nếu ta cho doanh nghiệp tham gia được "Đổi đất lấy công trình". Nghĩa là không dùng tới vốn nhà nước.
PV: Ai cũng biết điều ấy, những trên thực tế, việc cải tạo chung cư cũ luôn có những vấn đề hết sức rắc rối về thủ tục.
Kiến trúc sư: Tôi biết. Nhưng sau những hình ảnh "ổ chuột" của các căn phòng vừa qua, tôi nghĩ các thủ tục phải nhanh lên, nhanh nữa lên.
PV: Hy vọng thế.
Lê Thị Liên Hoan
Nguồn ANTG : https://antgct.cand.com.vn/nhan-dam/phong-van-mot-kien-truc-su-i749359/