Vậy, để thai kỳ khỏe mạnh, vượt cạn dễ dàng khi mang thai mẹ bầu cần chú ý những điều sau:
1. Chọn đồ ăn vặt lành mạnh
Nghén, thèm ăn vặt là hiện tượng phổ biến ở bà bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kì. Đồ ăn vặt không chỉ giúp các bà bầu thỏa mãn cơn thèm ăn mà còn giúp xua đi cảm giác buồn nôn, khó chịu. Tuy nhiên, nhiều đồ ăn vặt có thể gây tăng cân, béo phì, không tốt cho sức khỏe của hai mẹ con, cũng như gây khó khăn cho việc giảm cân sau sinh. Vì thế, mẹ bầu hãy lựa chọn những loại thức ăn vặt lành mạnh như bánh mì, sữa chua ít béo, hoa quả tươi, nước ép hoa quả, bột ngũ cốc, sữa,...
2. Không được bỏ bữa sáng
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày, có tác dụng phát triển cân nặng cho cả hai mẹ con, giúp cân bằng dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Nếu bạn không có một bữa sáng đầy đủ dưỡng chất, bạn sẽ không có đủ năng lượng cho hoạt động cả một ngày, để chiến đấu với những phiền toái, mệt mỏi của thai kì và để nuôi em bé. Theo các bác sĩ, mẹ bầu nên ăn bữa sáng có chứa nhiều protein, carbohydrate, chất béo, sữa và trái cây.
Việc ăn đa dạng khi mang thai là vô cùng quan trọng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé
3. Ăn đa dạng và ăn cá 2 lần/ tuần
Việc ăn đa dạng khi mang thai là vô cùng quan trọng để cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé, thai phụ cần ăn uống tốt, ăn đầy đủ rau xanh, hoa quả, sữa …. Thay vì bổ sung bằng những thức ăn nhân tạo, việc ăn các thức ăn tự nhiên sẽ hấp thu được chất dinh dưỡng tốt hơn.
Thai phụ nên ăn cá ít nhất hai lần/ tuần vì chứa nhiều dầu cá như cá hồi, cá mòi,... những loại cá cung cấp rất nhiều axit amin AA, EPA, DHA, cực kì cần thiết cho sự phát triển mắt và trí não của trẻ.
4. Uống đủ nước
Phụ nữ mang thai hấp thụ nước nhanh hơn người bình thường và luôn cần một lượng chất lỏng nhiều hơn. Hãy uống thật nhiều nước và các loại chất lỏng cần thiết khác như sữa, nước ép hoa quả, nước canh,..., đặc biệt sau khi vận động hoặc khi trời nóng.
5. Bữa chính phải có tinh bột
Khi mang thai không nên kiêng khem quá mức. Nhiều bà mẹ mang thai sợ tăng cân nên cắt bỏ tinh bột là điều sai lầm. Bữa chính cần phải có tinh bột, ví dụ như bánh mì, khoai tây, gạo, mỳ, khoai môn hay bột ngũ cốc,..
Thực phẩm giàu tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng, một số vitamin và chất xơ, giúp bạn no lâu mà không chứa quá nhiều calo. Thay vì thực phẩm tinh bột (trắng) đã qua tinh chế, hãy chọn ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại thực phẩm giàu chất xơ hơn như mì ống làm từ bột mì nguyên cám, gạo lứt hoặc đơn giản là để nguyên vỏ khoai tây. Vì những thực phẩm này chứa nhiều dưỡng chất chưa bị mất do quá trình xử lí, ngoài ra còn giúp mẹ bầu phòng tránh chứng táo bón hay gặp trong thai kì.
6. Đừng cố ăn cho cả hai người
Rửa sạch tay sau khi chuẩn bị thực phẩm sống.
Nhiều bà mẹ cho rằng cần ăn nhiều khi mang thai, chính vì điều này khiến thai phụ tăng thừa cân quá mức. Nếu tăng cân quá nhiều sẽ gây khó khăn khi sinh nở và ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng bà bầu chỉ cần thêm 200 calo mỗi ngày so với người thường, lượng năng lượng này bằng 2 lát bánh mì nướng kèm bơ hoặc một túi khoai tây nhỏ cộng 30 gam pho mai.
Chú ý: Việc lựa chọn và chế biến thức ăn cũng rất quan trọng. Cần rửa trái cây, rau xanh để loại bỏ tất cả các dấu vết của đất, có thể chứa toxoplasma (một loại ký sinh trùng có thể gây ra bệnh toxoplasma) có thể gây hại cho thai nhi.
Rửa sạch tất cả các bề mặt và dụng cụ, và tay sau khi chuẩn bị thực phẩm sống (thịt gia cầm, thịt, trứng, cá, động vật có vỏ và rau sống) để giúp bạn tránh bị ngộ độc thực phẩm.
Đảm bảo rằng thực phẩm sống được bảo quản riêng biệt với thực phẩm ăn liền, nếu không sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm. Dùng dao và thớt riêng cho thịt sống và chín.
Cần nấu chín kỹ các loại thịt, cá, trứng trước khi ăn.
BVBM