Phường Bồ Đề là đơn vị hành chính mới, một trung tâm đô thị năng động nằm ở bờ Đông sông Hồng, gắn liền với lịch sử và cây cầu Long Biên huyền thoại. Phường nổi bật với vai trò là một "nút giao đa phương tiện", kết nối trung tâm Hà Nội qua các cây cầu huyết mạch và là nơi tập trung nhiều khu đô thị hiện đại, đẳng cấp.
THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ PHƯỜNG BỒ ĐỀ
• Tên gọi chính thức: Phường Bồ Đề
• Đơn vị hành chính: Trực thuộc Thành phố Hà Nội
• Ngày hoạt động chính thức: 1/7/2025
• Nguồn gốc: Sáp nhập trên cơ sở diện tích và dân số của 8 phường thuộc quận Long Biên cũ.
• Diện tích tự nhiên: 12,94 km²
• Quy mô dân số: 120.028 người
• Mật độ dân số: ~9.276 người/km²
• Đặc điểm nổi bật: Trung tâm kinh tế - dịch vụ phía Đông Hà Nội, nơi có nhiều khu đô thị hiện đại và là đầu mối kết nối giao thông quan trọng qua các cây cầu Long Biên, Chương Dương.
Phường Bồ Đề mới được hình thành từ những phường nào?
Phường Bồ Đề mới được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ hoặc một phần diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 8 phường thuộc quận Long Biên, bao gồm:
Vì sao phường mới được đặt tên là Bồ Đề?
Việc lựa chọn tên gọi "Bồ Đề" cho đơn vị hành chính mới mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
• Giá trị lịch sử - văn hóa: Tên gọi Bồ Đề gắn liền với lịch sử, từng là đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi và được cho là bắt nguồn từ hai cây bồ đề cổ thụ ven sông Hồng. Tên gọi này cũng là tên gọi khác của cầu Long Biên.
• Giá trị kế thừa và ổn định: Việc ưu tiên sử dụng lại một trong các tên gọi cũ giúp hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ.
Phường Bồ Đề có vị trí địa lý, diện tích và dân số như thế nào?
• Vị trí địa lý: Phường Bồ Đề giáp các phường: Long Biên, Việt Hưng, Hồng Hà và các xã Vĩnh Thanh, Đông Anh. Phường nằm ở bờ Đông sông Hồng, đối diện trực tiếp với khu vực trung tâm Hà Nội.
• Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích của phường là 12,94 km².
• Quy mô dân số: Tổng dân số của phường là 120.028 người.
Bản đồ hành chính phường Bồ Đề (TP. Hà Nội)
Phường Bồ Đề được xác định là một trong những điểm kết nối giao thông quan trọng giữa khu vực phía Đông và trung tâm thành phố qua các cây cầu lớn như Chương Dương, Long Biên, Vĩnh Tuy.
Trụ sở phường Bồ Đề ở đâu, lãnh đạo phường là ai?
Khi cần giải quyết các thủ tục hành chính, người dân và doanh nghiệp có thể đến làm việc tại các trụ sở chính của phường:
• Địa chỉ Trụ sở Đảng ủy: Số 41 phố Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, Hà Nội.
• Địa chỉ Trụ sở UBND: Số 270 đường Ngọc Thụy, phường Bồ Đề, Hà Nội.
• Lãnh đạo phường Bồ Đề: Đ/c Vũ Thị Thành (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND), Đ/c Phạm Bạch Đằng (Phó Bí thư, Chủ tịch UBND), Đ/c Dương Đình Tình (Chủ tịch Ủy ban MTTQ).
Người dân cần lưu ý gì về các thủ tục hành chính và đất đai tại phường Bồ Đề?
Đây là vấn đề được chính quyền phường Bồ Đề mới đặc biệt quan tâm. Sau khi đi vào hoạt động, phường tập trung vào việc ổn định và hỗ trợ người dân. Các giấy tờ cũ vẫn còn giá trị pháp lý và sẽ được chuyển đổi dần khi người dân có nhu cầu giao dịch. Hiện tại người dân chưa cần phải làm lại các giấy tờ còn giá trị pháp lý nếu không cần thiết.
Đặc điểm kinh tế nổi bật của phường Bồ Đề là gì?
Phường Bồ Đề là hạt nhân kinh tế - dịch vụ của vùng phía Đông Hà Nội:
• Đô thị hiện đại: Sở hữu nhiều tổ hợp đô thị hiện đại và đẳng cấp như Mipec Riverside, Hòa Bình Green, Ruby City, Sunshine Garden, đóng vai trò động lực phát triển nhà ở - dịch vụ - đô thị xanh.
• Thương mại - Dịch vụ: Các tuyến phố thương mại lớn, sầm uất như Nguyễn Văn Cừ, Hồng Tiến, Cổ Linh cùng hệ thống siêu thị và chợ dân sinh đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng.
• Logistics và Giao thương: Là "nút giao đa phương tiện", có lợi thế hình thành các đầu mối giao thương, kho hàng, logistics nhỏ và vừa dọc trục Ngọc Thụy - Thượng Thanh - Cổ Linh.
Đời sống văn hóa - xã hội tại phường Bồ Đề có gì đặc sắc?
Phường có bản sắc văn hóa phong phú, là sự giao thoa giữa truyền thống ven đô và nhịp sống đô thị mới:
• Di sản văn hóa: Là vùng đất cổ ven sông Hồng, nơi có các di tích được xếp hạng cấp Quốc gia như đình Thôn Nha, chùa Thôn Nha, đình Tư Đình, chùa Sùng Phúc, chùa Bồ Đề...
• Lễ hội truyền thống: Duy trì các lễ hội đặc sắc như lễ hội đình Phúc Xá, lễ hội đình Thượng Thanh, nơi diễn ra các hoạt động rước kiệu, giao lưu dân ca, múa rối nước.
• Hệ thống giáo dục chất lượng: Mạng lưới trường học đa dạng, có nhiều trường quốc tế như Trường Quốc tế Pháp Alexandre Yersin, Wellspring và các trường công lập uy tín như THPT Lý Thường Kiệt, THPT Nguyễn Gia Thiều.
• Hệ thống y tế: Có Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và hệ thống y tế hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Từ ngày 1/7/2025, thành phố Hà Nội chính thức đưa vào hoạt động 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường mới theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Sau sắp xếp, thành phố có 51 phường và 75 xã.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã không chỉ là yêu cầu của quá trình hoàn thiện thể chế, cải cách bộ máy nhà nước, mà còn là cơ hội để Hà Nội cơ cấu lại không gian phát triển, nâng cao chất lượng quản trị đô thị, hiện đại hóa chính quyền để phục vụ nhân dân tốt hơn. Qua đó, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô thành đô thị thông minh, đáng sống và văn minh bậc nhất cả nước, giữ vững vai trò tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Thông tin chi tiết và hữu ích về 126 xã, phường mới của Hà Nội quý vị có thể truy cập TẠI ĐÂY
Các thông tin khác về phường Bồ Đề, quý vị có thể xem thêm TẠI ĐÂY
Đài Hà Nội