Quả dại bỗng hóa 'vàng đỏ', phơi khô bán là nhẹ nhàng thu tiền đầy tay

Quả dại bỗng hóa 'vàng đỏ', phơi khô bán là nhẹ nhàng thu tiền đầy tay
4 giờ trướcBài gốc
Lên núi săn “vàng đỏ”
Nhìn giống như quả kỷ tử tươi, song đây lại là sơn thù du - một loại quả vừa có thể dùng làm thực phẩm, vừa được dùng như dược liệu. Chúng còn có tên gọi khác là thù nhục, táo bì, thuộc họ sơn thù (Cornaceae).
Giống cây này thường mọc trong rừng sâu, trên vùng núi. Mùa quả rơi vào tháng 8-10. Quả khi chín có lớp vỏ bóng nhẵn, màu đỏ tươi, hình trái xoan. Khi phơi khô sẽ nhăn lại như kỷ tử khô.
Cây sơn thù du hiện nay chủ yếu được nhập từ Trung Quốc. Quả sau khi thu hoạch sẽ được hong khô, bỏ hạt, sấy tiếp lần nữa. Đây là dược liệu dai, khó xé, vị chua ngọt xen lẫn chát đắng.
Tại xứ Trung, quả sơn thù du trước kia là một món quà vặt tuổi thơ của nhiều trẻ em vùng núi. Quả có thể ăn trực tiếp hoặc sử dụng để ủ rượu và trà. Người Trung Quốc cũng ép quả làm nước uống hoặc chế biến thành món mứt thơm ngon.
Ngoài dùng làm thực phẩm, sơn thù du còn là một dược liệu quý trong y học cổ truyền Trung Quốc. Thịt quả có công dụng bổ gan thận, giảm tình trạng suy nhược cơ thể, chữa chống mặt, ù tai, đau nhức. Ngoài ra còn có thể hỗ trợ giảm tình trạng đi tiểu thường xuyên và đổ mồ hôi ở người già và người thuộc độ tuổi trung niên.
Hiện tại, quả sơn thù du ở thị trường Trung Quốc có giá rất cao. Quả tươi có giá 80 NDT/kg (tương đương khoảng 296.000đ/kg), quả khô thậm chí giá còn cao hơn, có thể lên đến hàng trăm NDT/kg (100 NDT tương đương khoảng 337.000đ). Vì vậy, người dân ở các vùng núi thường lên hái quả vào mùa đông để kiếm thêm thu nhập. Còn ở Việt Nam, sơn thù du hiện có giá bán lẻ khoảng 230.000đ/kg.
Một công dụng khác của cây sơn thù du là dùng làm cây cảnh trang trí sân vườn. Trong mùa đông lạnh giá, màu đỏ rực rỡ của quả sơn thù du mang lại một nét chấm phá độc đáo cho khung cảnh ngoài trời.
Hương Nguyễn (Theo baijiahao)
Nguồn Người Đưa Tin : https://nguoiduatin.vn/qua-rung-bong-hoa-vang-do-phoi-kho-ban-la-nhe-nhang-thu-tien-day-tay-204250402085202585.htm