Tháng 3/2025, loài cá vây tay Indonesia, một “hóa thạch sống” tưởng đã tuyệt chủng 70 triệu năm, bất ngờ được phát hiện ngoài khơi quần đảo Maluku, Indonesia. (Ảnh: Người đưa tin)
Loài cá này từng xuất hiện cách đây hơn 400 triệu năm, từ thời kỳ trước cả khủng long và chỉ được biết đến qua hóa thạch.(Ảnh: ResearchGate)
Nhóm nghiên cứu quốc tế do nhà sinh vật biển Alexis Chappuis dẫn đầu đã ghi hình loài cá này ở độ sâu 145 mét dưới mực nước biển.(Ảnh: Nature)
Đây là lần đầu tiên cá vây tay được ghi nhận trong môi trường sống tự nhiên, mở ra cơ hội nghiên cứu mới về sự tiến hóa và bảo tồn.(Ảnh: Reef Builders)
Trước đó, vào năm 1938, một cá thể cá vây tay từng được phát hiện ngoài khơi Nam Phi, gây chấn động giới khoa học.(Ảnh: ScienceDirect)
Lần phát hiện mới nhất tiếp tục khẳng định giả thuyết rằng các sinh vật cổ đại vẫn có thể sống sót ở các vùng biển sâu chưa được khám phá.(Ảnh: Nature)
Vị trí chính xác nơi phát hiện sẽ được giữ bí mật để bảo vệ loài cá khỏi tác động của con người.(Ảnh: Wikipedia)
Việc tái xuất cá vây tay không chỉ là bước đột phá về mặt sinh học mà còn giúp hiểu rõ hơn về quá trình tiến hóa từ sinh vật biển lên cạn.(Ảnh: iNaturalist)
Mời quý độc giả xem thêm video: 7 Loài Cá Kỳ Lạ & Độc Đáo Đến Khó Tin Vì Độ Quý Hiếm Và Đắt Đỏ Nhất Trên Thế Giới.
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/quai-ngu-bat-ngo-tai-xuat-gan-viet-nam-sau-70-trieu-nam-tuyet-tich-2103223.html