Thượng nghị sĩ Pháp Yannick Jadot. Ảnh AFP
Theo AFP, vụ việc bắt nguồn từ tháng 3/2022, khi ông Jadot đang tranh cử tổng thống, tuyên bố rằng tập đoàn dầu khí Pháp này “liên quan đến tội ác chiến tranh” vì vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động tại Nga sau khi xung đột tại Ukraine bùng nổ.
Ông Jadot nhiều lần phát biểu trên các phương tiện truyền thông, chỉ trích việc TotalEnergies vẫn tham gia vào các liên doanh tại Nga, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế được áp dụng. Ông Patrick Pouyanné, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc TotalEnergies SE, đã phản ứng mạnh mẽ, cho rằng những tuyên bố của ông Jadot đã làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của tập đoàn và 100.000 nhân viên của họ.
Chiến lược rút lui từng bước của TotalEnergies
Sau những phát biểu trên, TotalEnergies đã công bố kế hoạch rút dần khỏi một số hoạt động tại Nga, đặc biệt là những lĩnh vực mà họ cho rằng không thiết yếu đối với nguồn cung năng lượng của châu Âu. Đến tháng 4/2022, tập đoàn này khởi động quá trình thoái hóa vốn một phần, tiếp đó vào tháng 9 đã bán 49% cổ phần trong liên doanh Terneftegaz, đơn vị khai thác mỏ Termokarstovoïe ở miền bắc nước Nga.
Một số tổ chức phi chính phủ như Darwin Climax Coalition và Razom We Stand cũng đã kiện TotalEnergies với lý do tương tự. Các tổ chức này cho rằng TotalEnergies đã tiếp tục sản xuất khí condensate, nguyên liệu dùng trong sản xuất nhiên liệu cho máy bay quân sự Nga, cho đến mùa hè năm 2022. Tuy nhiên, tòa án bác bỏ đơn kiện vì không đủ cơ sở pháp lý.
Do vụ kiện của TotalEnergies, Yannick Jadot buộc phải rút khỏi các công việc liên quan đến Nga trong Ủy ban điều tra của Thượng viện, dù ông là báo cáo viên của ủy ban. Ông cho rằng vụ kiện nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận của ông về vấn đề này.
Về phía TotalEnergies, tập đoàn khẳng định mọi hoạt động đều tuân thủ chính sách năng lượng của châu Âu và các lệnh trừng phạt hiện hành. TotalEnergies cũng nhấn mạnh chưa bao giờ sản xuất nhiên liệu cho quân đội Nga và luôn minh bạch trong quá trình rút lui khỏi thị trường này.
Nh.Thạch
AFP