Quan điểm của cựu Đại sứ Armenia về tình hình tại Georgia: Phương Tây đối mặt với ngã ba đường

Quan điểm của cựu Đại sứ Armenia về tình hình tại Georgia: Phương Tây đối mặt với ngã ba đường
3 giờ trướcBài gốc
Người biểu tình của phe đối lập mang theo cờ Georgia, Liên minh châu Âu và Ukraine trước tòa nhà quốc hội ở Tbilisi. Nguồn: X
Bức thư có nội dung như sau: “Xét theo giọng điệu và nội dung của bài xã luận “Giấc mơ châu Âu đang sụp đổ của Georgia” (đăng tải trên FT View, ngày 29 tháng 10), bản thân phương Tây dường như vẫn chưa quyết định nên tiếp tục thế nào với quốc gia này.
Đầu tiên là trừng phạt người dân Georgia vì đã đưa ra lựa chọn chính trị như vậy. Thứ hai là chấp nhận phán quyết của người dân, ngay cả khi nó không làm hài lòng, và thiết lập một cuộc đối thoại thực chất với các nhà chức trách mà người Georgia đã bầu cho mình. Phương Tây cần truyền đạt lập trường của mình một cách kiên nhẫn và tôn trọng, không ra lệnh hay thuyết giảng, chỉ ra các ranh giới đỏ nếu cần thiết.
Nhiều điều phụ thuộc vào diễn biến của các sự kiện ở Georgia. Tuy nhiên, thực tế là không có hành động tự phát nào xảy ra ngay sau đó - trong ba ngày đầu tiên sau cuộc bầu cử - là một chỉ báo thiết yếu về tình cảm của công chúng cần được tính đến”.
Hôm thứ Hai vừa rồi, hàng nghìn người đã biểu tình bên ngoài Tòa nhà Quốc hội Georgia tại Tbilisi, sau khi Đảng Giấc mơ Georgia cầm quyền giành chiến thắng trong cuộc bầu cử có ý nghĩa quyết định tới đường hướng chính trị của nước này.
Những người biểu tình, một số mang theo biểu ngữ chống Nga đồng thời vẫy cờ Ukraine và Liên minh châu Âu (EU), đã coi cuộc bầu cử quốc hội là một lựa chọn quan trọng cho tương lai của đất nước.
Ủy ban bầu cử Georgia cho biết Đảng Giấc mơ Georgia, lên nắm quyền vào năm 2012, đã giành được gần 54% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy. Bốn đảng đối lập chính tuyên bố không công nhận kết quả và sẽ tẩy chay quốc hội.
Georgia, quốc gia với 3,7 triệu dân và giáp biên giới với Nga, từng là một trong những quốc gia thân phương Tây nhất sau khi Liên Xô tan rã. Con đường dẫn từ sân bay Tbilisi thậm chí được đặt theo tên của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Tuy nhiên kể từ khi Nga và Ukraine xung đột vào tháng 2 năm 2022, mối quan hệ của Tbilisi với phương Tây đã đi xuống nhanh chóng. Không giống như nhiều đồng minh của phương Tây, Georgia từ chối áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga.
Đảng Giấc mơ Georgia đã vận động mạnh mẽ để giữ Georgia tránh xa cuộc chiến ở Ukraine, với các tấm biển vận động tương phản giữa các thành phố nguyên vẹn của Georgia với các thành phố bị tàn phá của Ukraine.
Huy Hoàng (theo FT)
Nguồn Công Luận : https://congluan.vn/quan-diem-cua-cuu-dai-su-armenia-ve-tinh-hinh-tai-georgia-phuong-tay-doi-mat-voi-nga-ba-duong-post319143.html