Ý nghĩa bát hương trong quan niệm thờ cúng của người Việt
Từ bàn thờ Phật, bàn thờ gia tiên cho đến bàn thờ thần tài đều không thể thiếu đi bát hương – vật phẩm được xem là "ngôi nhà" để các vị thần linh và gia tiên về ngự và gần cạnh con cháu. Tùy vào diện tích bàn thờ và mục đích thờ cúng mà gia chủ có thể thờ 1, 3 hoặc 5 bát hương.
Bát hương mang giá trị vô cùng to lớn, hướng con người đến những nhận thức thánh thiện. Mỗi nén hương được thắp lên là một lần được thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân của hậu thế đối với bậc tiền nhân. Vào những ngày lễ Tết, giỗ chạp hay đơn giản là mùng 1, hôm Rằm, con cháu trong gia đình đều thắp nén nhang, dâng lên chút lễ mọn để mời ông bà về hưởng lộc.
Bên cạnh đó, bát hương còn thể hiện nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó là phong tục thờ cúng tổ tiên. Chăm lo hương khói bằng sự thành tâm cũng là cách để giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn".
Vào những ngày lễ Tết, giỗ chạp hay đơn giản là mùng 1, hôm Rằm, con cháu trong gia đình đều thắp nén nhang, dâng lên chút lễ mọn để mời ông bà về hưởng lộc.
Cũng chính bởi ý nghĩa vô cùng to lớn đó mà những hoạt động có liên quan đến bát hương đều được tiến hành một cách vô cùng cẩn thận, tỉ mỉ. Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng tuyệt đối không được xê dịch bát hương khi chưa có sự báo cáo và xin phép thần linh.
Nguyên nhân bát hương bị xê dịch
Bát hương bị xê dịch được dân gian xem là một điều đại kỵ trong thờ cúng. Bởi lẽ, trong trường hợp thay bát hương khi lập bàn thờ ở nhà mới hay lau dọn và bao sái bàn thờ dịp cuối năm đều cần xin phép và báo cáo với các vị thần linh và gia tiên.
Bát hương bị xê dịch do lau dọn
Thông thường, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi gia đình Việt đều sẽ dọn dẹp bàn thờ để tiễn Ông Công, Ông Táo về trời và chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Do đó, trong lúc lau dọn có thể bất cẩn khiến cho bát hương bị xê dịch và va chạm.
Để khắc phục tình trạng này, gia chủ cần thắp nhang khấn bái xin phép các vị thần linh và gia tiên "tạm lánh" để gia chủ lau dọn và rút chân nhang bàn thờ.
Xê dịch do tác động ngoại cảnh
Mặc dù đây là trường hợp hy hữu nhưng không phải là không thể xảy ra. Các tác động ngoại cảnh có thể kể đến như gió lớn, đồ vật rơi trúng hoặc do động vật chạy nhảy gây va chạm khiến cho bát hương bị xê dịch, thậm chí là rơi đổ tro.
Bát hương bị xê dịch được xem là một điều đại kỵ trong thờ cúng.
Lúc này, gia chủ cũng không cần quá lo lắng mà hãy đổ thêm tro mới vào bát hương, sau đó dùng rượu nếp hoặc nước ngũ vị hương lau dọn sạch sẽ xung quanh bát hương. Cuối cùng, đặt bát hương vào vị trí cũ rồi thắp hương tạ lễ cúng thần linh và gia tiên.
Việc thêm tro nếp vào bát hương không chỉ để lấp đầy lượng tro bị đổ ra ngoài mà còn mang ý nghĩa tạo nền móng vững chắc, hạn chế những nhiều điều xui xẻo có thể xảy ra.
Những lưu ý đặt bát hương để tránh bị xê dịch
Theo nghiên cứu của hiệp hội phong thủy ở Việt Nam và một số nước cho rằng, việc bát hương mà bị xê dịch là một điều đại kỵ. Ý nghĩa của bát hương chính là một phương tiện giúp người trần mắt thịt kết nối tâm linh với ông bà tổ tiên. Vì thế, cần phải có sự xin phép trước từ gia chủ đến các vị bề trên thì mới có thể lau dọn, di chuyển bát hương hoặc chuyển bàn thờ, chuyển nhà, mang đi xa.
Tức là việc xê dịch bát hương tuy được xem là đại kỵ nhưng nếu có xin phép các bị bề trên trước khi thực hiện thì không sao cả, không bị phạm vào đại kỵ. Chính vì vậy gia chủ nên biết để tránh khỏi tâm lý lo sợ và cho rằng cứ bát hương bị xê dịch thì ắt sẽ gặp phải chuyện không may.
Việc xê dịch bát hương tuy được xem là đại kỵ nhưng nếu có xin phép các bị bề trên trước khi thực hiện thì không sao cả, không bị phạm vào đại kỵ.
Để giúp cho việc bát hương khó bị xê dịch do tác động của ngoại cảnh thì bạn cần chú ý để bát hương trên kệ ngay chính giữa bàn thờ, không bị kênh hay lệch. Và lưu ý khi lau chùi bát hương cần phải nhẹ nhàng, tránh việc động chạm quá mạnh cũng được cho là không tốt.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Đinh Huế (t/h)