Vàng là một trong những kim loại quý hiếm nhất trên trái đất, đóng vai trò là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư và là một trong những nguồn tài nguyên chính của nhiều quốc gia. Hôm nay, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu xem đâu là quốc gia sản xuất và tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới nhé!
Trung Quốc đứng đầu các quốc gia sản xuất nhiều vàng nhất thế giới
Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng vàng, với 370 tấn, chiếm hơn 12% tổng sản lượng toàn cầu. Theo sau là Australia và Nga với 310 tấn mỗi nước.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất nhiều vàng nhất thế giới.
Tại Trung Quốc, các mỏ vàng chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Đông như Sơn Đông, Hà Nam, Phúc Kiến và Liêu Ninh. Tính tới tháng 1/2024, trữ lượng tại các mỏ vàng của nước này ước tính là 3.000 tấn, chiếm khoảng 5% tổng trữ lượng 59.000 tấn toàn cầu.
Ngoài việc là nước sản xuất vàng lớn nhất, năm 2023, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ kim loại này nhiều nhất thế giới. Chỉ riêng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã mua ròng 225 tấn vàng trong năm ngoái - theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC).
Vàng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
Việc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) liên tục mua vàng kể từ tháng 11/2022, nâng tổng dự trữ lên 2.264 tấn và mua vào 225 tấn vàng chỉ trong năm ngoái cho thấy rõ quyết tâm của Trung Quốc trong việc tăng cường dự trữ vàng. Không chỉ vậy, điều này còn ngầm khẳng định vị thế của đất nước tỷ dân trên thị trường vàng cả về sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Đây được coi như một nhà đầu tư vàng lớn nhất thế giới.
Các tỉnh phía Đông Trung Quốc, bao gồm Sơn Đông, Hà Nam, Phúc Kiến và Liêu Ninh là nơi tập trung phần lớn mỏ vàng của nước này. Trữ lượng vàng tại đây rơi vào khoảng 3.000 tấn vào tháng 1/2024, tương đương khoảng 5% tổng trữ lượng vàng trên thế giới.
Vì sao Trung Quốc tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới?
Không chỉ sản xuất, Trung Quốc cũng chính là quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Về tiêu thụ vàng, từ năm 2013, Trung Quốc cũng là nước mua vàng lớn nhất thế giới. Mức tiêu thụ hàng năm tăng gấp 5 lần, từ 375 tấn những năm 1900, lên mức cao kỷ lục 1.347 tấn vào năm 2013.
Thị trường vàng trang sức của nước này tăng trưởng mạnh, đạt đỉnh 939 tấn vào năm 2013, tăng 328% trong 10 năm. Trung Quốc chiếm hơn 27% tổng nhu cầu vàng trang sức toàn cầu vào năm 2022. Hiện, nhu cầu vàng trang sức ở mức 571 tấn.
Nhu cầu vàng tại Trung Quốc tăng mạnh. (Ảnh: Reuters)
Nhu cầu vàng thỏi và tiền xu cũng tăng mạnh, từ 12 tấn năm 2004, lên 218 tấn vào năm 2022. Ngoài ra, vàng được sử dụng trong công nghiệp với thiết bị điện tử nhờ đặc tính dẫn điện và khả năng chống xỉn màu của nó. Trung Quốc là nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, cung cấp 36% tổng sản lượng hàng năm.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bổ sung 1.616 tấn vàng vào kho dự trữ của mình trong 30 năm. Trong nhiều năm, số lượng vàng của Trung Quốc không được công bố.
Năm 2022, tổng dự trữ vàng của ngân hàng trung ương đạt 2.011 tấn, sau khi mua thêm 62 tấn vàng dự trữ trong hai tháng cuối năm 2022. Bắc Kinh thực hiện đợt mua nhiều vàng, một phần nhằm mục đích giảm tỷ lệ tài sản bằng USD mà nước này nắm giữ.
Sở dĩ nhu cầu vàng trang sức, vàng thỏi và xu vàng tại nước này tăng trở lại khi kinh tế phục hồi và chính sách mở cửa sau đại dịch và thu nhập người dân tăng lên. Nhu cầu vàng tăng lên còn do các ngân hàng thương mại đẩy mạnh giao dịch vàng. Người dân mua vàng như một kênh đầu tư hiệu quả và ổn định.
Theo Thương hiệu và Pháp luật