Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể

Rà soát để có giải pháp căn cơ, tổng thể
4 giờ trướcBài gốc
Tạo đòn bẩy, bứt phá hoàn thành các mục tiêu
21/12/2024 07:03
Đẩy nhanh “5 chương trình trọng điểm, 3 đột phá chiến lược”
21/12/2024 07:10
Giao kế hoạch theo hướng linh hoạt, phù hợp thực tiễn
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Nhuần về tình trạng dôi dư giáo viên, Giám đốc Sở Nội vụ Lê Minh Đạo cho biết: để khắc phục tình trạng một số địa phương có bình quân sĩ số học sinh trên lớp cao (thành phố Hà Tĩnh, thị xã Kỳ Anh) nhưng không có nguồn giáo viên dự phòng, UBND tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tập trung quản lý, sử dụng hiệu quả giáo viên được giao; rà soát, cân đối, biệt phái giáo viên bảo đảm hợp lý... Với các đơn vị còn thiếu, chưa thực hiện điều chuyển biên chế và biệt phái giáo viên ở địa phương khác thì cho phép giao hợp đồng để đào tạo việc dạy học; tăng sĩ số trên lớp ở nơi đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thuận lợi về giao thông; phân luồng học sinh phù hợp… Ngoài ra, sẽ tiến hành sắp xếp viên chức ngành giáo dục; bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên dạy các môn chuyên biệt; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
Không đồng tình với việc cho phép hợp đồng với các giáo viên để khắc phục tình trạng thiếu hụt, đại biểu Nguyễn Thị Nhuần đặt câu hỏi: giải pháp nào để vừa bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ vừa tiên lượng những khó khăn có thể xảy ra? Trả lời nội dung này, đại diện ngành nội vụ cho biết: sở sẽ chủ động tham mưu UBND tỉnh tuyển dụng viên chức trong thời gian tới. “Với tình trạng thừa giáo viên mầm non, thiếu giáo viên cấp THCS ở một số địa phương, Sở sẽ đề xuất phương án giảm dần từng bước ở cấp mầm non, tuy vậy, việc thực hiện sẽ rất khó khăn… Hiện, UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các huyện rà soát, điều chuyển biên chế”, ông Lê Minh Đạo cho hay.
Trước câu hỏi của Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ về việc linh hoạt trong giao biên chế lĩnh vực giáo dục, Giám đốc Lê Minh Đạo cho hay: trước đây, tỉnh giao biên chế giáo viên theo số lớp của từng địa phương nhưng từ khi thực hiện Thông tư 19 và 20 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì không giao biên chế như vậy, mà dựa trên cơ sở tổng số học sinh của từng bậc học để giao số lượng giáo viên để các địa phương linh hoạt bố trí số lớp phù hợp với thực tế... Tuy nhiên, việc xã hội hóa lĩnh vực giáo dục chỉ thuận lợi ở khu vực thành phố, thị xã, còn với các địa phương khác vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, ngoài giải pháp tiếp tục kêu gọi xã hội hóa, tỉnh cũng đang nghiên cứu xây dựng chính sách xã hội hóa giáo dục; trong đó, tạo chính sách để học sinh khối tư thục và công lập có sự bình đẳng (như thu học phí…) nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích học sinh đăng ký vào tư thục nhiều hơn.
Liên quan nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đề nghị UBND tỉnh tập trung chỉ đạo giao kế hoạch biên chế giáo viên theo hướng linh hoạt, phù hợp thực tiễn; rà soát tình trạng thừa - thiếu giáo viên để có giải pháp căn cơ, tổng thể; đồng thời, cần tăng cường xã hội hóa giáo dục… “Đây là giải pháp quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh xã hội hóa giáo dục ở các doanh nghiệp, xã hội thì rất cần xã hội hóa từ phụ huynh trên cơ sở phát huy dân chủ cơ sở”, Chủ tọa kỳ họp nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ chất vấn tại kỳ họp. Ảnh: Xuân Hoa
Bảo đảm hài hòa, cân đối các nhóm, loại khoáng sản
Liên quan đến chất vấn xác định giá đất cụ thể tiến độ chậm của đại biểu Nguyễn Thị Thúy Nga, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Ngọc Huấn cho biết: năm 2023, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở trình Hội đồng Thẩm định giá đất đối với 10 dự án. Từ tháng 8.2024 đến nay, Sở đã trình được 3 dự án... “Do quy định tại Nghị định số 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15.5.2014 của Chính phủ quy định về giá đất và Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 13.4.2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; đồng thời, do Luật Đất đai (hiệu lực từ 8.2024), UBND tỉnh cần thời gian để ban hành các văn bản dưới luật để thực hiện. Do đó, việc định giá đất chậm so với tiến độ”, ông Lê Ngọc Huấn lý giải.
Trước câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Hà Tân về tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm phát tán trong đô thị do các kho thuốc ngầm ở một số xã trên địa bàn Can Lộc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: tình trạng ô nhiễm nguồn nước do tồn tại các kho thuốc trên địa bàn Can Lộc và một số địa phương, Sở đã nắm thực trạng, và nhiều lần báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường tìm phương hướng giải quyết. Tuy nhiên, do kinh phí khó khăn nên việc triển khai giải pháp chưa thể thực hiện được… Sở xin tiếp thu và tiếp tục rà soát, báo cáo cấp trên để có phương án xử lý chung. “Trước mắt, tập trung tuyên truyền, vận động người dân tránh các khu vực có kho thuốc; đồng thời có thể khoanh vùng, cảnh báo không sử dụng các nguồn nước xung quanh… để giảm thiểu ô nhiễm”, ông Lê Ngọc Huấn nêu giải pháp.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Nghĩa về xử lý bất cập hoạt động khai thác khoáng sản, Giám đốc Lê Ngọc Huấn cho biết, sở đã tham mưu UBND tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường trong quy hoạch tỉnh bảo đảm hài hòa, phù hợp và cân đối các nhóm, loại khoáng sản trên địa bàn các huyện và khu vực; phối hợp với Sở Xây dựng rà soát bổ sung quy hoạch các bãi tập kết vật liệu để cho tổ chức, cá nhân thuê đất kinh doanh VLXD thông thường phục vụ nhu cầu xây dựng tại địa phương; tổ chức đấu giá tài sản là các chất nạo vét từ các công trình, dự án đang tập kết tại các bãi chứa đủ điều kiện làm vật liệu thông thường để bổ sung nguồn vật liệu cho thị trường xây dựng…
Còn với nội dung cấp phép các mỏ khoáng sản dựa theo ý chí chủ quan của doanh nghiệp, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết: việc này không khẳng định được. Tuy nhiên, nguyên nhân khách quan là theo quy định tại Luật Đất đai 2013, doanh nghiệp tự thỏa thuận bồi thường giải phóng mặt bằng loại đất để hoạt động khai thác khoáng sản nên những khu vực dễ thỏa thuận, đền bù thường được doanh nghiệp lựa chọn để khai thác... Bên cạnh đó, khi các địa phương đề xuất các khu vực quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường cũng ưu tiên lựa chọn những khu vực có thể bảo đảm việc giải phóng mặt bằng; còn những khu vực khó thực hiện thường được “bỏ qua”.
D. Anh
Nguồn Đại Biểu Nhân Dân : https://daibieunhandan.vn/ra-soat-de-co-giai-phap-can-co-tong-the-post399925.html