Robot giúp phát hiện sớm ung thư ruột
Cũng nhờ công cụ này, tương lai không cần phải lấy mẫu sinh thiết như hiện nay. Robot này có khả năng di chuyển linh hoạt trong cơ thể, được trang bị đầu dò siêu âm tần số cao để quét 3D và tạo ra hình ảnh chi tiết từ sâu bên trong hệ tiêu hóa, tạo ra giải pháp "sinh thiết ảo", có độ chính xác cao, ít xâm lấn và có tốc độ nhanh hơn nên hiệu quả điều trị được cải tiến rõ rệt.
Theo Nikita Greenidge, trưởng nhóm nghiên cứu, robot có hình dạng vỏ sò, được điều khiển từ xa giúp cho quy trình sàng lọc, chẩn đoán và điều trị được rút ngắn.
Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho phụ nữ, vì ruột kết của nữ giới trung bình dài hơn nam giới nên giúp giảm đau. Dự kiến robot chính thức được thử nghiệm trên người vào đầu năm 2026.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư ruột kết, hay còn gọi là ung thư đại trực tràng, là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới, phổ biến ở người trung và cao tuổi.
Mai Nguyễn