Rước họa vì món măng quen thuộc: Sơ chế sai, hậu quả khó lường

Rước họa vì món măng quen thuộc: Sơ chế sai, hậu quả khó lường
10 giờ trướcBài gốc
Măng từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt. Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị giòn ngon đặc trưng, măng còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu chế biến sai cách, món ăn này có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc – đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc người đang điều trị bệnh lý dạ dày.
Ảnh minh họa
Măng – thực phẩm vàng cho sức khỏe nếu dùng đúng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, măng là thực phẩm giàu chất xơ, kali, selen, giúp:
Giảm cân: Nhờ hàm lượng chất xơ cao, calo và đường thấp, măng tạo cảm giác no lâu, rất phù hợp với người ăn kiêng.
Tốt cho tim mạch: Măng giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi cơ thể, làm sạch thành mạch, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim.
Kháng viêm, thanh nhiệt, lợi tiểu: Đặc biệt phù hợp trong chế độ ăn mùa hè hoặc sau các bữa ăn giàu đạm.
Dù vậy, không ít người đã vô tình biến măng thành “thuốc độc” chỉ vì những sai lầm thường gặp khi chế biến.
Những sai lầm nghiêm trọng khi nấu măng
Không nấu chín kỹ
Măng tươi chứa acid cyanhydric (HCN) – một chất độc tự nhiên có thể gây ngộ độc cấp. Để loại bỏ HCN, cần luộc măng nhiều lần, thay nước liên tục và mở vung khi đun để chất độc bay hơi. Việc nấu sơ hoặc luộc qua loa là nguyên nhân chính dẫn đến các ca ngộ độc.
Ăn măng ngâm chưa đủ thời gian
Trong mỗi kg măng củ có thể chứa tới 230mg cyanide – lượng đủ gây tử vong cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu ngâm lâu ngày đến khi măng ngả vàng, có mùi chua thì lượng độc tố giảm chỉ còn dưới 9mg/kg. Một số người vì hấp tấp mà ăn măng ngâm chưa đạt đủ thời gian an toàn, vô tình đưa độc tố vào cơ thể.
Đậy vung khi luộc măng
Đây là sai lầm phổ biến nhất. Khi đậy vung, độc tố không thể thoát hơi, tiếp tục tích tụ trong măng. Luộc măng đúng cách bắt buộc phải mở nắp, đun sôi nhiều lần, kết hợp ngâm nước muối hoặc nước gạo.
Không chần lại măng khô hoặc măng sấy
Dù măng khô đã qua xử lý, người nội trợ vẫn nên chần hoặc luộc lại với nước nóng trước khi chế biến để loại bỏ dư lượng hóa chất hoặc độc tố còn tồn đọng.
Ảnh minh họa
Ai không nên ăn măng?
Phụ nữ mang thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu)
Măng chứa nhiều chất xơ khiến no lâu, đầy hơi, ảnh hưởng đến chế độ ăn vốn đã kém trong thai kỳ.
Nếu sơ chế không kỹ, măng có thể gây ngộ độc, đe dọa an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Với cơ địa nhạy cảm, bà bầu được khuyến cáo không nên ăn măng thường xuyên, nhất là măng tươi tự chế biến.
Người đau dạ dày hoặc đang dùng thuốc điều trị
Acid cyanhydric trong măng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn.
Nên tránh xa măng trong giai đoạn điều trị bệnh tiêu hóa hoặc đang có triệu chứng đau bụng kéo dài.
Cách chế biến măng an toàn tại nhà
Rửa sạch – ngâm muối – luộc nhiều lần (tối thiểu 2–3 lần)
Luôn mở vung khi luộc để chất độc bay hơi
Ngâm măng trong nước vo gạo, nước muối loãng hoặc nước chua đến khi đổi màu
Không ăn măng ngâm chưa chua, chưa ngả vàng
Chần lại măng khô trước khi nấu
Xuân Vũ (T/H)
Nguồn Góc nhìn pháp lý : https://gocnhinphaply.nguoiduatin.vn/ruoc-hoa-vi-mon-mang-quen-thuoc-so-che-sai-hau-qua-kho-luong-18721.html