Rước loạt bệnh vì thói quen ăn uống trong mùa đông

Rước loạt bệnh vì thói quen ăn uống trong mùa đông
5 giờ trướcBài gốc
Với nhiều gia đình, việc thiếu món canh khiến bữa cơm trở nên thiếu trọn vẹn hơn. Bởi với nhiều người, bát canh không chỉ cung cấp nước, giúp dễ nhai nuốt và tiêu hóa hơn mà còn là món tẩm bổ với nhiều dưỡng chất. Đặc biệt, trong mùa đông, canh nóng trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người để làm ấm cơ thể.
Canh ngon và hấp dẫn là vậy nhưng nếu ăn sai cách có thể đã vô tình đánh mất rất nhiều chất dinh dưỡng, khiến việc ăn canh trở nên vô tác dụng như "uống nước lã", thậm chí còn gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa (Nguồn: Pixelshot)
Ăn cơm chan canh
Thói quen ăn cơm chan canh rất phổ biến vì vừa ngon miệng lại dễ nuốt, dễ tiêu hóa, giúp ăn nhanh hơn. Thực tế, khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm.
Nếu chan canh vào cơm sẽ khiến thức ăn bị đẩy xuống dạ dày quá nhanh. Khi mà thức ăn không được nghiền kỹ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn để xử lý, từ đó gây hại dạ dày. Ngoài ra, ăn cơm chan canh còn làm loãng dịch tiêu hóa khiến dinh dưỡng có trong thực phẩm được cơ thể hấp thụ ít hơn.
Ăn cơm chan canh lâu ngày cũng làm cho hệ tiêu hóa, cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn. Từ đó gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa…
Ngoài ra thói quen này còn làm tăng nguy cơ hóc hoặc nuốt phải dị vật khi ăn do ăn nhanh hoặc khó phát hiện các mảnh xương, đồ ăn cứng. Cứ như vậy chúng đi xuống thực quản, dạ dày dễ gây tổn thương, viêm loét và còn làm khó tiêu hóa.
Ăn canh quá nóng
Nhiều người có thói quen ăn canh lúc vừa nấu xong, tức là còn rất nóng, đặc biệt là vào mùa đông. Tuy nhiên, thói quen này lại gây hại rất lớn tới thực quản và dạ dày và còn có nguy cơ bỏng miệng.
Lý do là vì thực quản của chúng ta chỉ có thể chịu đựng được độ nóng khoảng 50 - 60 độ là tối đa. Khi chạm đến mức này, thực quản và dạ dày đều đã cảm thấy khó chịu, còn nếu vượt qua ngưỡng này sẽ dẫn tới bỏng rát, tổn thương. Nếu tổn thương lặp lại nhiều lần, không kịp hồi phục còn có thể gây viêm nhiễm và ung thư.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu tiêu thụ thực phẩm quá nóng trên 60 độ C thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng và cả ung thư miệng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Canh có nhiều dinh dưỡng hơn cái không?
Quan điểm sai lầm “canh nhiều dinh dưỡng hơn cái” không chỉ của người già mà còn của nhiều người trung niên và thanh niên. Xét về mặt dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng của món canh không cao như tưởng tượng, thậm chí còn không tốt nếu uống quá nhiều.
Đặc biệt, trong quá trình nấu canh cá, canh xương, nước dùng, tuy một lượng nhỏ protein sẽ bị hòa tan vào canh nhưng chất béo và purine cũng sẽ bị hòa tan.
Nếu chỉ ăn canh mà không ăn cái, đồng nghĩa với việc vứt bỏ hơn 90% chất đạm, uống nhiều purine, chất béo và muối, vừa mất chất dinh dưỡng lại gây hại cho sức khỏe.
Canh nấu càng lâu, càng đặc thì càng bổ dưỡng?
Nấu canh lâu không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng của nguyên liệu mà còn làm tăng hàm lượng purine và chất béo trong canh, không tốt cho sức khỏe.
Thay vào đó, nếu nấu canh rau, chỉ cần nấu đến khi rau mềm đủ ăn là có thể tắt bếp, vớt rau. Nếu nấu canh thịt, chỉ nên nấu trong khoảng 1 giờ, tối đa không quá 2 giờ nếu thịt cần thời gian lâu hơn để mềm.
Tương tự, việc nấu canh quá đặc cũng không tốt cho sức khỏe. Một số người bị ám ảnh bởi món canh trắng đục, sền sệt (thường gặp ở canh xương, canh thịt) và cảm thấy loại canh này đặc biệt bổ dưỡng.
Trên thực tế, nguyên nhân khiến canh có màu trắng đục là do chất béo nhũ hóa trong quá trình nấu, còn các hạt mỡ có màu trắng sữa do tác động của ánh sáng. Điều này không liên quan gì đến giá trị dinh dưỡng.
Ngược lại, việc hấp thụ quá nhiều chất béo trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể con người và gây tổn hại cho hệ tiêu hóa, các bệnh về tim mạch và mạch máu não của con người.
Canh nấu từ càng nhiều thịt cá
Ảnh minh họa (Nguồn: Getty)
Món súp càng nhiều thịt cá thì càng ngon nhưng điều đó cũng tương đương với việc nó chứa càng nhiều creatine và purine. Việc hấp thụ quá nhiều những chất này sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể, tiêu thụ lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe.
Ăn canh trước bữa ăn tốt hơn sau bữa ăn?
Một số người cho rằng uống canh trước bữa ăn có thể làm giảm khả năng chứa thức ăn của dạ dày, từ đó giúp giảm cân.
Nhưng trên thực tế, phải mất 20 phút để dạ dày truyền đến não để báo rằng nó không thể ăn thêm được nữa. Điều đó có nghĩa là người ăn phải tiêu thụ các món canh 20 phút trước khi ăn để đạt được hiệu quả này.
Ngược lại, uống canh sau bữa ăn có thể dễ dàng dẫn đến việc ăn quá nhiều.
Phương Anh (Theo Eat This)
Nguồn Gia Đình VN : https://giadinhonline.vn/ruoc-loat-benh-vi-thoi-quen-an-uong-trong-mua-dong-d203572.html