Vaccine chống ung thư cuối cùng đã cho thấy hiệu quả, các thử nghiệm đang được tiến hành đối với các khối u ở da, não và phổi, tờ báo viết.
"Người ta hy vọng vaccine chống ung thư sẽ tiến triển đến mức chúng làm giảm nhu cầu điều trị xâm lấn hơn, như hóa trị hoặc phẫu thuật", theo nguồn tin trên.
Tờ The Economist viết về quan sát của một bác sĩ phẫu thuật William Coley đến từ New York. Cuối thế kỷ XIX, ông bắt đầu sử dụng vaccine dựa trên vi khuẩn đã chết để điều trị cho bệnh nhân không thể phẫu thuật. Ông tin bệnh nhiễm trùng có thể khiến hệ thống miễn dịch chống lại ung thư.
"Ý tưởng trên gây tranh cãi trong suốt cuộc đời ông và không được các nhà khoa học chấp nhận rộng rãi cho đến những năm 1950. Ngày nay, nó đang thúc đẩy những nỗ lực tạo ra một thế hệ phương pháp điều trị mới được gọi là "vaccine ung thư", nhằm mục đích huấn luyện hệ thống miễn dịch nhận biết khối u và chống lại sự lây lan của chúng.
Ngày 17/12/2024, bác sĩ ung thư tự do hàng đầu của Bộ Y tế Nga Andrei Kaprin công bố bắt đầu lựa chọn ứng viên tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine ung thư đang được phát triển tại Nga.
Ngày 16/12/2024, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết các quốc gia khác có nhu cầu về vaccine ung thư của Nga. Ông nói thêm rằng năm tới Nga sẽ bắt đầu sử dụng vaccine trong các đơn vị lâm sàng.
Ngày 14/12/2024, bác sĩ Kaprin cho biết vaccine ung thư sẽ miễn phí cho tất cả công dân Nga. Ngoài ra, ông lưu ý vaccine ung thư đã cho thấy hiệu quả cao trong các thử nghiệm tiền lâm sàng.
Ngày 25/11/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi việc đưa vaccine ung thư vào sử dụng là một bước đột phá.
Sau đó, tại cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga, người đứng đầu Cơ quan Y tế và Sinh học Liên bang (FMBA) Veronika Skvortsova nói với ông về những phát triển mang tính đột phá của cơ quan này trong lĩnh vực công nghệ sinh học, gồm vaccine ung thư.
Hải Yến