Ngày 22/6 vừa qua, bé gái 5 tuổi tên Hạnh Nhi (hiện đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang, Trung Quốc) bắt đầu có các triệu chứng đau đầu, sốt nhẹ và nôn ói sau khi đi bơi và tắm suối nước nóng. Chỉ một ngày sau, bé rơi vào trạng thái co giật, hôn mê và được chẩn đoán ban đầu là viêm màng não mủ.
"Vi khuẩn ăn não" có trong nước ngọt (hồ, suối). Hạnh Nhi bị nhiễm và tình trạng vẫn chưa có tiến triển tốt.
Tình trạng sức khỏe của Hạnh Nhi xấu đi nhanh chóng, dù đã sử dụng thuốc kháng sinh mạnh nhất. Ngày 27/6, các bác sĩ xác nhận bé bị nhiễm một loại vi sinh vật cực kỳ hiếm gặp và nguy hiểm mang tên Naegleria fowleri - thường được gọi là "vi khuẩn ăn não".
Một trường hợp khác cũng được ghi nhận sau khi trẻ nhỏ chơi bắn nước tại trường mẫu giáo. Cả hai bệnh nhi đều có điểm chung là tiếp xúc với nguồn nước ngọt không đảm bảo vệ sinh như hồ, suối, hoặc nước đọng có lẫn bùn đất.
Theo các chuyên gia, "vi khuẩn ăn não" có thể xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc mũi khi trẻ hít hoặc sặc nước. Loại ký sinh trùng này sau đó tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu nghiêm trọng, buồn nôn, co giật và hôn mê, thường tiến triển rất nhanh và nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm.
"Đường đi" của vi khuẩn ăn não.
Dù đây là căn bệnh hiếm gặp, các bác sĩ vẫn đưa ra lời cảnh báo, đặc biệt trong mùa hè - thời điểm nhiều gia đình cho con trẻ vui chơi dưới nước. Phụ huynh nên hạn chế để trẻ nhúng đầu, lặn sâu hoặc chơi ở vùng nước tù đọng không rõ nguồn gốc, đồng thời tránh để nước tràn vào mũi.
Tôn Huy (dịch)
Theo Theo Weibo,