1. ChatGPT (OpenAI): Là một trong những bộ não nhân tạo quyền lực nhất hành tinh, ChatGPT nổi bật với tính linh hoạt, giao diện thân thiện, khả năng đa phương thức và bộ nhớ đàm thoại cá nhân hóa, giúp hỗ trợ hiệu quả trong các lĩnh vực như lập trình, sáng tạo nội dung, dịch vụ khách hàng và giáo dục. (Ảnh: businessinsider)
Tuy nhiên, mô hình nguồn đóng và độ trễ cập nhật theo thời gian thực khiến người dùng khó tùy biến và hạn chế khả năng kiểm soát dữ liệu.(Ảnh: OpenAI)
2. Gemini (Google): Gemini được đánh giá cao nhờ tích hợp sâu vào hệ sinh thái Google, khả năng đa phương thức mạnh và ứng dụng rộng rãi trong công việc cá nhân lẫn doanh nghiệp. (Ảnh: Gemini)
Dù vậy, hiệu suất đôi khi không ổn định và phụ thuộc vào hệ sinh thái Google có thể gây khó khăn cho người dùng ngoài hệ thống. (Ảnh: Medium)
3. Claude (Anthropic): Claude tập trung vào tính an toàn, độ chính xác và khả năng duy trì ngữ cảnh dài, rất phù hợp cho nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và giáo dục. (Ảnh: PYMNTS.com)
Điểm hạn chế là bộ lọc nội dung nghiêm ngặt khiến tính sáng tạo bị giới hạn trong một số trường hợp. (Ảnh: Engadget)
4. DeepSeek (Trung Quốc): DeepSeek nổi bật với khả năng suy luận mạnh mẽ, chi phí thấp và chính sách mã nguồn mở, đặc biệt hấp dẫn với startup, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp nhỏ. (Ảnh: Q3 Technologies)
Tuy nhiên, tốc độ phản hồi chậm trong giờ cao điểm và kiểm duyệt theo chính sách địa phương có thể gây cản trở cho người dùng quốc tế. (Ảnh: Sky News)
5. Copilot (Microsoft): Copilot là trợ lý AI lý tưởng cho môi trường doanh nghiệp nhờ tích hợp sâu trong bộ công cụ Microsoft 365, giúp tự động hóa và nâng cao hiệu suất làm việc. (Ảnh: microsoft)
Điểm trừ là sự phụ thuộc vào hệ sinh thái Microsoft khiến nó kém phù hợp với tổ chức sử dụng phần mềm đa nền tảng hoặc mã nguồn mở. (Ảnh: Surfacecity)
6. Meta AI (Meta): Meta AI mạnh ở tính mã nguồn mở, khả năng tùy biến cao và tích hợp tốt với các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, WhatsApp. (Ảnh: About Meta)
Tuy nhiên, giao diện còn thiếu thân thiện và đối mặt với nhiều lo ngại về kiểm duyệt nội dung, thông tin sai lệch và thiên vị thuật toán. (Ảnh: NewsBytes)
Mời quý độc giả xem thêm video: Trí tuệ nhân tạo AI là gì? - AI có thống trị con người không?
Thiên Trang (TH)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/so-gang-nhung-bo-nao-nhan-tao-quyen-luc-nhat-hanh-tinh-post1061467.html