Số hóa công tác quản lý thuế giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí

Số hóa công tác quản lý thuế giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
2 giờ trướcBài gốc
Nguồn: Tổng cục Thuế. Đồ họa: Phương Anh
Số hóa toàn bộ hoạt động của cơ quan thuế
Ông Vũ Lê Huy - Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế) cho biết, ngày 23/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tại Quyết định số 508/QĐ-TTg. Trong đó, mục tiêu đặt ra đối với ngành Thuế đến năm 2030 là “Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp; đồng thời trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử và 3 trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; CNTT hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số”.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Thời gian tới, ngành Thuế tập trung vào những giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số như: Xây dựng hệ thống CNTT tích hợp, tập trung, đáp ứng yêu cầu xử lý, cung cấp thông tin cho quản lý thuế và chỉ đạo điều hành của cơ quan thuế, cung cấp dịch vụ điện tử cho NNT... Ông Vũ Lê Huy - Phó cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Tổng cục Thuế)
Ông Vũ Lê Huy cho rằng, định hướng của Chính phủ đã đặt ra cơ hội mới và các thách thức đối với ngành Thuế, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT. Yêu cầu này đòi hỏi sự thay đổi tổng thể và toàn diện về cách thức làm việc, đưa toàn bộ hoạt động của cơ quan thuế lên môi trường số, đổi mới mô hình hoạt động, thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ số và dữ liệu.
Trên cơ sở định hướng của Chính phủ, Bộ Tài chính, ngành Thuế đặt mục tiêu phát triển hệ thống CNTT tích hợp, tập trung, đảm bảo lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, công khai minh bạch, hiệu quả, tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, cũng như đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của quản lý nhà nước.
Đồng thời, cung cấp các dịch vụ thuế số và các dữ liệu điện tử để tạo thuận lợi cho người nộp thuế (NNT), góp phần nâng cao xếp hạng của Việt Nam về mức độ đơn giản, thuận lợi về thuế. Xây dựng các nền tảng tích hợp, nền tảng dữ liệu lớn để cung cấp thông tin đầy đủ cho việc chỉ đạo điều hành, kết nối trao đổi thông tin liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ công tác quản lý thuế, quản lý rủi ro thuế và hoạch định chính sách.
Song song với đó, phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ, đảm bảo vận hành liên tục, hiệu quả, an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu. Hệ thống CNTT được phát triển theo định hướng chính phủ điện tử và chính phủ số.
Phát triển hệ thống quản lý thuế tích hợp
Để phát triển hệ thống quản lý thuế tích hợp, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả của quản lý nhà nước theo định hướng của Chính phủ về chính phủ điện tử và chuyển đổi số, ngành Thuế cũng đã đặt ra 3 mục tiêu chính. Cụ thể là: Xây dựng mô hình quản lý thuế theo hướng cung cấp dịch vụ cho NNT, cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho NNT; Quản lý tập trung dữ liệu, coi trọng và phát triển các yếu tố về tập trung, quản lý dữ liệu và coi dữ liệu là tài sản cần bảo vệ; Triển khai hệ thống thuế số giúp tăng nguồn thu từ các giao dịch điện tử, tăng thu từ kinh tế số, sử dụng CNTT như một công cụ và sự hỗ trợ trong việc thu được nhiều thuế hơn ở môi trường kinh doanh số.
Đồng thời, ngành Thuế cũng xây dựng các nền tảng tích hợp, nền tảng dữ liệu lớn để cung cấp thông tin đầy đủ cho việc chỉ đạo điều hành, kết nối trao đổi thông tin liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước.
Mặt khác, tiếp tục ứng dụng các thành tựu mới về công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhằm xử lý tự động các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và phân tích dữ liệu lớn phục vụ công tác hoạch định chính sách, dự báo số thu, tuyên truyền hỗ trợ NNT, quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ và thanh tra, kiểm tra thuế...
Bên cạnh đó, ngành Thuế xây dựng hệ thống ứng dụng quản lý rủi ro trên cơ sở thu thập dữ liệu từ các ứng dụng tác nghiệp và từ các bên thứ 3, hoặc dữ liệu thu thập từ mạng xã hội, internet, từ đó phân tích theo các tiêu chí hoặc áp dụng trí tuệ nhân tạo, phục vụ quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, chống chuyển giá, giao dịch liên kết, quản lý thuế đối với bất động sản…
Nhiều đại diện hiệp hội doanh nghiệp mong rằng, thời gian tới, cơ quan thuế tiếp tục chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa. Doanh nghiệp sẽ luôn đồng hành, ủng hộ thực hiện công cuộc chuyển đổi số; từ đó sẽ giúp họ thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế; góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, đóng góp nhiều hơn vào ngân sách nhà nước./.
Văn Tuấn
Nguồn Thời báo Tài chính : https://thoibaotaichinhvietnam.vn/so-hoa-cong-tac-quan-ly-thue-giup-doanh-nghiep-tiet-kiem-chi-phi-162152.html