1. Tên gọi “lục đuôi đỏ” xuất phát từ phần đuôi màu nâu đỏ đặc trưng. Phần lớn cơ thể có màu xanh lục sáng, nhưng phần đuôi chuyển sang đỏ hoặc nâu đỏ, là dấu hiệu nhận biết đặc trưng của loài. Ảnh: Pinterest.
2. Nọc độc không gây chết người nếu được xử lý kịp thời. Nọc của rắn lục đuôi đỏ gây sưng, đau nhức và hoại tử mô tại chỗ, nhưng hiếm khi dẫn đến tử vong nếu được điều trị đúng cách. Ảnh: Pinterest.
3. Sống chủ yếu ở các khu rừng rậm, đồi núi và vườn cây. Chúng ưa môi trường ẩm, nhiều cây cối và thường trú ngụ trên cành cao hoặc bụi rậm – nơi dễ săn mồi và tránh kẻ thù. Ảnh: Pinterest.
4. Có khả năng săn mồi rất hiệu quả vào ban đêm. Là loài hoạt động về đêm, rắn lục đuôi đỏ sử dụng khả năng cảm nhận nhiệt bằng hố nhiệt để phát hiện con mồi trong bóng tối. Ảnh: Pinterest.
5. Con cái thường lớn hơn con đực và đẻ ra con non. Khác với nhiều loài rắn đẻ trứng, rắn lục đuôi đỏ đẻ con – trứng nở ngay trong cơ thể mẹ và con được sinh ra trực tiếp. Ảnh: Pinterest.
6. Màu sắc và hoa văn có thể thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Rắn non và rắn cái thường có sắc xanh đậm hơn, trong khi rắn đực đôi khi có vạch trắng dọc hai bên thân. Ảnh: Pinterest.
7. Một trong những loài rắn độc cắn con người nhiều nhất. Có rất nhiều vụ rắn lục đuôi đỏ cắn người được ghi nhận mỗi năm trong khu vực phân bố của loài rắn này. Ảnh: Pinterest.
Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.
T.B (tổng hợp)
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/soc-voi-loai-ran-doc-can-nguoi-nhieu-nhat-viet-nam-post1554845.html