Sống cùng con cái khi về già, có '4 không' cha mẹ nhất định phải ghi nhớ

Sống cùng con cái khi về già, có '4 không' cha mẹ nhất định phải ghi nhớ
một ngày trướcBài gốc
1. Về già, không can thiệp vào việc dạy dỗ con cái
Sự nuông chiều của ông bà có thể khiến trẻ em trở nên bướng bỉnh, không vâng lời cha mẹ dạy dỗ. Ảnh minh họa
Ông bà thường rất yêu thương các cháu, chỉ cần đứa trẻ có yêu cầu gì, họ sẽ cố gắng đáp ứng.
Mặc dù cha mẹ có thể không chăm sóc con cái tỉ mỉ bằng ông bà, nhưng họ vẫn có thể làm tốt nếu chịu khó học hỏi.
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa việc chăm sóc và dạy dỗ của hai thế hệ.
Sự nuông chiều của ông bà có thể khiến trẻ em trở nên bướng bỉnh, không vâng lời cha mẹ dạy dỗ.
Trong suy nghĩ của chúng, dù mình có làm gì sai cũng sẽ được ông bà che chở.
Hãy tưởng tượng rằng, bạn đang trừng phạt nghiêm khắc con mình vì một số hành vi quá đáng nhưng ông bà lại cố gắng hết sức để bảo vệ cháu mình.
Trẻ con chưa phân biệt được đúng sai. Chúng luôn nghĩ ông bà là người đối xử tốt nhất với mình, muốn được gần gũi với ông bà thay vì cha mẹ.
Điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của trẻ.
Vì vậy, nếu ông bà thực sự muốn tốt cho cháu mình, tốt nhất không nên can thiệp vào vấn đề dạy dỗ của cha mẹ chúng.
2. Về già, không can thiệp vào việc riêng của gia đình con
Một số bậc cha mẹ luôn cho rằng dù con cái có kết hôn, lập gia đình riêng thì vẫn là con của họ, nên họ vẫn có quyền quyết định và thay đổi cuộc sống của con. Ảnh minh họa
"Cốt lõi của một gia đình là mối quan hệ giữa vợ và chồng, sau đó là mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nếu mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được đặt lên trên mối quan hệ giữa vợ và chồng thì gia đình sẽ khó hạnh phúc."
Một số bậc cha mẹ luôn cho rằng dù con cái có kết hôn, lập gia đình riêng thì vẫn là con của họ, nên họ vẫn có quyền quyết định và thay đổi cuộc sống của con.
Thực tế, luận về đúng sai, quan điểm này không có gì sai, nhưng một khi cha mẹ có suy nghĩ như vậy, mâu thuẫn giữa họ và con cái rất dễ nảy sinh.
Cha mẹ càng khôn ngoan thì càng biết cách giữ khoảng cách với gia đình nhỏ của con mình.
Họ sẽ không can thiệp vào việc cá nhân của hai vợ chồng trẻ, hay tỏ thái độ ép buộc để tác động quyết định của các con, với tư cách là cha mẹ.
Khi đến một độ tuổi nhất định, họ nên học cách buông tay để con mình tự phát triển một cách độc lập, tự chịu trách nhiệm cho các quyết định của bản thân.
3. Về già, không nên than phiền nhiều
Một số người già có sức khỏe không tốt, điều này vốn đã khiến con cái lo lắng. Nhưng họ lại thường xuyên than vãn, nhắc mãi về những hy sinh khi nuôi con, trách con không đủ quan tâm.
Có một bà mẹ nọ, chỉ cần có chút bệnh nhẹ là lại than thở với con trai rằng ngày xưa mình đã vất vả nuôi con thế nào, bây giờ sức khỏe kém là do làm việc cực nhọc mà ra, vậy mà con lại không thể ở bên cạnh mỗi ngày.
Thực tế, con trai bà rất hiếu thảo, thường xuyên mua đồ bổ dưỡng, đưa mẹ đi khám bệnh. Nhưng vì bà liên tục than phiền, con trai cảm thấy áp lực nặng nề.
Công việc vốn đã căng thẳng, về nhà lại phải nghe mẹ oán trách, lâu dần, trong lòng anh nảy sinh suy nghĩ: "Mình đã cố gắng hết sức rồi, tại sao mẹ vẫn không hài lòng?"
Những lời than vãn này vô tình biến lòng biết ơn của con thành gánh nặng, làm cho khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng lớn, thậm chí khiến con cảm thấy phiền hà.
4. Về già, không can thiệp vào thói quen hằng ngày của các con
Khi con cái đã lớn và có cuộc sống riêng, người già không nên can thiệp nhiều, kiểm soát quá mức. Ảnh minh họa
Dù con cái đã lớn, bản thân một số người đã bước vào tuổi già nhưng vẫn có một số thói quen không thay đổi.
Điều này khiến cho trong quá trình sống chung, ông bà can thiệp quá mức vào cuộc sống sinh hoạt của con mình, gây ra nhiều mâu thuẫn.
Do sống ở 2 thời đại khác nhau, người già có thể giữ lại một số hành vi có vẻ hơi cổ hủ đối với người trẻ.
Họ có thể không chú ý đến chúng trong những tình huống thông thường nhưng lại rất coi trọng và sẽ yêu cầu con cái thực hiện theo. Lúc này, mâu thuẫn giữa 2 bên sẽ nổ ra.
Trên thực tế, người già và con cái có 2 lối sống khác biệt nhau, muốn chung sống trong hòa bình, cách tốt nhất là nên có sự tôn trọng và thấu hiểu.
Khi con cái đã lớn và có cuộc sống riêng, người già không nên can thiệp nhiều, kiểm soát quá mức.
Người già chỉ cần quan tâm đến cuộc sống của chính mình, sống thoải mái, vui vẻ. Người già nên học cách "đứng ngoài", không nên can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của các con.
Khi về già, nếu muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với con cái, cha mẹ cần lưu ý những điều này: Hãy để con cái có không gian riêng, bớt than phiền, hạn chế can thiệp vào cuộc sống của con, và cố gắng thích nghi với thời đại.
Chỉ khi làm được những điều này, gia đình mới thực sự hòa thuận, hạnh phúc, để tuổi già có thể tận hưởng niềm vui bên con cháu.
Tường Vy (t/h)
Nguồn GĐ&XH : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/song-cung-con-cai-khi-ve-gia-co-4-khong-cha-me-nhat-dinh-phai-ghi-nho-172250507151849188.htm