Sự thật chấn động vụ robot đoạt mạng người cách đây 46 năm

Sự thật chấn động vụ robot đoạt mạng người cách đây 46 năm
4 giờ trướcBài gốc
Williams là một nhân viên 25 tuổi tại nhà máy đúc Litton Industries của Ford Motor Company ở Flat Rock, Michigan. Vào ngày 25/1/1979, anh đang làm việc với một hệ thống thu hồi phụ tùng di chuyển các sản phẩm đúc. Ảnh: @Joe Clark.
Người ta nghi ngờ rằng đã xảy ra trục trặc vì máy hoạt động chậm, vì vậy Williams đã trèo lên kệ ở tầng ba. Tại đó, anh ấy bị "đánh từ phía sau và bị nghiền dập" bởi một cánh tay cơ khí robot. Ảnh: @WIRED.
Con robot vẫn tiếp tục hoạt động trong khi Williams nằm chết trong 30 phút, cho đến khi những người đồng nghiệp phát hiện. Ảnh: @Forbes.
Sự việc xảy ra là do hệ thống cánh tay robot đã nhận dạng nhầm người đàn ông này là một vật thể vô tri vô giác cần phải di chuyển ra khỏi kho lưu trữ. Ảnh: @Far Out Magazine.
Năm 1983, gia đình Williams đã kiện thành công nhà máy đúc Litton Industries, với lý do rằng không lắp đặt đủ các thiết bị an toàn ở những khu vực, mà cánh tay robot đang hoạt động với một lực mạnh đáng kể. Ảnh: @About Netflix.
Cuối cùng, họ đã được bồi thường 10 triệu đô la. Vào thời điểm đó, đây là khoản bồi thường thương tích cá nhân lớn nhất trong lịch sử tiểu bang. Ảnh: @WIRED.
Paul Rosen, luật sư của gia đình, khi đó đã nói: ''Tôi nghĩ chúng ta phải rất cẩn thận để không quay lại với quan niệm mà chúng ta từng có trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp rằng, con người là thứ có thể bị hy sinh”. Ảnh: @Giant Freakin Robot.
Chỉ hai năm sau cái chết của Williams, một vụ việc tương tự đã xảy ra ở Nhật Bản. Năm 1981, Kenji Urada, một công nhân 37 tuổi tại nhà máy Kawasaki Heavy Industries ở Akashi, đã tử vong do một cánh tay cơ khí robot, trong khi đang kiểm tra một con robot khác bị trục trặc. Ảnh: @Sky News.
Trong cuốn sách “When Robots Kill: Artificial Intelligence Under Criminal Law”, Gabriel Hallevy đã giải thích một cách giật gân: “Con robot đã nhầm lẫn khi xác định nhân viên là mối đe dọa đối với nhiệm vụ của nó, và nó tính toán rằng, cách hiệu quả nhất để loại bỏ mối đe dọa này là đẩy công nhân vào một cỗ máy bên cạnh”. Ảnh: @autoevolution.
“Sử dụng cánh tay thủy lực cực mạnh, con robot đã đập mạnh người công nhân bất ngờ vào máy vận hành, khiến anh ấy tử vong ngay tại chỗ, sau đó nó tiếp tục nhiệm vụ của mình mà không can thiệp thêm nữa”, Gabriel Hallevy nói thêm. Ảnh: @UNILAD.
Nhiều cái chết tương tự như thế này đã xảy ra trong những thập kỷ tiếp theo. Một nghiên cứu năm 2023 đã xác định được ít nhất 41 trường hợp tử vong liên quan đến robot ở Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1992 đến năm 2017. Ảnh: @AI Incident Database.
Có thể thấy, đây là thời đại mà các ngành công nghiệp bắt đầu tích hợp nhiều hệ thống tự động hóa và robot hơn vào dây chuyền nhà máy, kéo theo hàng loạt mối đe dọa mới đối với an toàn tại nơi làm việc. Ảnh: @The Conversation.
Thực trạng cái chết do robot gây ra đặt ra nhiều câu đố về mặt pháp lý và đạo đức, thậm chí còn phức tạp hơn trong thế giới ngày nay khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển. Hầu hết các học giả cho rằng, con người phải chịu trách nhiệm đối với các máy móc và hệ thống AI mà họ tạo ra; con người là tác nhân chịu trách nhiệm, chứ không phải robot. Ảnh: @UNILAD.
Mời Quý Độc Giả cùng xem video: 8 Robot Dưới Nước Thực Hiện Nhiệm Vụ Hết Sức Phi Thường. Nguồn video: @Top Bí Ẩn. Thiên Đăng https://www.iflscience.com/the-first-person-ever-killed-by-a-robot-died-45-years-ago-75908
Thiên Đăng
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/su-that-chan-dong-vu-robot-doat-mang-nguoi-cach-day-46-nam-2100928.html