Sốt vàng da có nguồn gốc từ rừng mưa nhiệt đới châu Phi và được du nhập vào châu Mỹ vào thế kỷ 16, thông qua quá trình thực dân hóa của châu Âu, cũng như hoạt động buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Ảnh: @Labroots.
Sau đó, căn bệnh này phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ôn hòa của Nam và Trung Mỹ và vùng Caribe. Ảnh: @Science Photo Library.
Những đợt bùng phát kỳ lạ của căn bệnh này đã xuất hiện trong nhiều thế kỷ, nhưng phải đến Chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm 1898, sốt vàng da mới thực sự thu hút sự chú ý của Mỹ, sau khi nó cướp đi sinh mạng của hàng nghìn binh lính ở Cuba. Ảnh: @Medbullets Step 1.
Gần 20 năm trước, một bác sĩ người Cuba tên là Carlos Finlay đã nghiên cứu một giả thuyết táo bạo rằng, sốt vàng da lây truyền qua muỗi và căn bệnh này không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Nhưng không ai tin tưởng luận thuyết này. Ảnh: @Institut Pasteur.
Khi Carlos Finlay trình bày ý tưởng của mình tại Hội nghị Vệ sinh Quốc tế năm 1881, các đồng nghiệp của ông đã bác bỏ chúng và thực sự cười nhạo ông. Ảnh: @Health Digest.
Kinh ngạc trước số người chết ở Cuba trong Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, quân đội Mỹ đã tập hợp một nhóm các nhà khoa học hàng đầu gồm Walter Reed, James Carroll, Jesse William Lazear và Aristides Agramonte – để điều tra nguyên nhân gây ra căn bệnh. Ảnh: @icipe.
Được biết đến với tên gọi Ủy ban Sốt vàng da, công trình ban đầu của họ đã không chứng minh được căn bệnh này là do vi khuẩn Bacillus icteroides gây ra, vì vậy họ chuyển sang giả thuyết từng gây tranh cãi do Finlay đưa ra. Ảnh: @Hazelhill Family Practice.
Rất nhiều thứ đã thay đổi kể từ khi Finlay lần đầu đưa ra lý thuyết của mình vào năm 1881. Trong những năm cuối của thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu người Anh và Ý đã phát hiện rằng, muỗi Anopheles chịu trách nhiệm truyền ký sinh trùng sốt rét, do đó mở đường cho việc điều trị và ngăn ngừa căn bệnh chết người này. Ảnh: @The Native Antigen Company.
Đột nhiên, giả thuyết về muỗi không còn vô lý nữa. Sau đó, William Lazear, cùng với Carroll và một người lính trẻ khác, đã để cho muỗi Cuba đốt để thử nghiệm tìm kiến thức y sinh. Trong khi Carroll và người lính đã hồi phục và sống sót, Lazear đã qua đời vì sốt vàng da vào ngày 25 tháng 9 năm 1900. Ảnh: @Wikipedia.
Phát hiện sau đó của Ủy ban Sốt vàng da đã giúp thay đổi tiến trình lịch sử y khoa. Với vai trò của muỗi được xác nhận, những nỗ lực có mục tiêu để kiểm soát loài côn trùng này đã giúp ngăn ngừa sốt vàng da ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: @Shorthandstories.
Đáng buồn thay, bước đột phá này phải trả giá bằng mạng sống của một nhà khoa học dũng cảm và vô số nạn nhân xấu số. Ảnh: @iNaturalist.
Mời Quý độc giả xem video: 5 ĐẠI DỊCH BỆNH KHỦNG KHIẾP NHẤT LỊCH SỬ NHÂN LOẠI. Nguồn video: @BATTLECRY - LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
Thiên Đăng
Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống : https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/su-that-nha-khoa-hoc-hy-sinh-ban-than-de-muoi-dot-den-chet-2095940.html