Toàn cảnh Phiên họp.
Bổ sung các quy định để đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo vàchuyển đổi số
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dưạ́n Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật(VBQPPL), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc xây dựng Luật sưảđổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quanđiểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi,bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếptục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, thể chế hóa Nghị quyết số 57-NQ/TWngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đôỉmới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và hoàn thiện hơn nữa một số quy định củaLuật để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai thi hành.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình.
Mục đích ban hành Luật là sửa đổi, bổ sung một số quy định củaLuật Ban hành VBQPPL để bảo đảm thống nhất với việc sửa đổi, bổ sung một số điêùcủa Hiến pháp, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (thay thế); yêu câùthúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững củađất nước.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nêu rõ, dự án Luật sưảđổi, bổ sung một số quy định liên quan đến xây dựng, ban hành VBQPPL của chínhquyền cấp xã; vai trò tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng,ban hành VBQPPL; bổ sung một số quy định để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học,công nghệ, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số; đồng thời sửa đổi, bổ sung một sốquy định để tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thi hành Luật, nhất làkhi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Về bố cục của dự thảo Luật, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật Ban hành VBQPPL gồm 02 điều: (1) Điều 1 sửa đổi, bổ sung sửa đổi,bổ sung 18 điều; (2) Điều 2 về hiệu lực thi hành. Dự kiến Luật có hiệu lực từngày 01/7/2025.
Liên quan đến nội dung sửa đổi, hoàn thiện, Bộ trưởng Bộ Tưpháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, khoản 1 và khoản 4 Điều 1 sửa đổi khoản 13, 14Điều 4 và Điều 22 của Luật năm 2025 theo hướng bỏ hình thức VBQPPL của Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; bổ sung hình thức VBQPPL của Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân cấp xã để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của chínhquyền cấp xã...
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
Về nội dung bổ sung, Bộ trưởng Bộ Tư pháp nêu rõ, dự thảo Luậtbổ sung quy định liên quan đến việc xử lý đối với các văn bản của các cơ quancó thẩm quyền ban hành VBQPPL khi sắp xếp tổ chức, bộ máy: (1) Bổ sung điểm bkhoản 2 Điều 54 của Luật về trường hợp Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân củađơn vị hành chính mới ban hành VBQPPL hoặc văn bản hành chính để bãi bỏ VBQPPLcủa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập (khoản14 Điều 1 dự thảo Luật); (2) Bổ sung khoản 4 vào Điều 72 của Luật để xử lýVBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành và hoàn thànhviệc xử lý trước ngày 01/3/2027 để bảo đảm tính thống nhất trong việc xử lýVBQPPL do cấp huyện ban hành và phù hợp với nội dung bổ sung tại điểm b khoản 2Điều 54; (3) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 55 theo hướng VBQPPL của Hội đồngnhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp xã không được quy định hiệu lực trở về trước(khoản 15 Điều 1 dự thảo Luật).
Đồng thời bổ sung các quy định để đáp ứng yêu cầu đổi mơísáng tạo và chuyển đổi số: (1) Bổ sung yêu cầu thẩm định, thẩm tra về nội dung ứngdụng, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số(khoản 8, 9, 10, 11 và khoản 12 Điều 1); quy định về trách nhiệm tham gia thẩmđịnh của Bộ Khoa học và Công nghệ; (2) Bổ sung nội dung đánh giá tác động kinhtế, xã hội phải đánh giá về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số(điểm b khoản 2 Điều 29); (3) Bổ sung nội dung thẩm định, thẩm tra: “việc ứng dụng,thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số”; (4)Bổ sung thành phần hồ sơ: “Bản đánh giá thủ tục hành chính, việc phân quyền,phân cấp, việc ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo,chuyển đổi số; bảo đảm bình đẳng giới, chính sách dân tộc (nếu có)”.
Rà soát để bảo đảm không tạo khoảng trống pháp luật do thựchiện sắp xếp tổ chức bộ máy
Thẩm tra dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tưpháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp (UBPLTP)tán thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL với các lý do nhưđược nêu tại Tờ trình của Chính phủ; đồng thời, tán thành việc xây dựng, banhành Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Hồ sơ dự án Luật bảo đảm đầy đủ, đúngquy định, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Dự thảo Luật đã quán triệt, bám sát yêu cầu của Trungương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư để đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằmthực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, độtphá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia;đồng thời, sửa đổi một số quy định của Luật hiện hành để thuận lợi hơn trongtriển khai thực hiện.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra.
Về nội dung văn bản của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã (khoản4 Điều 1 của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 22 của Luật BHVBQPPL), Chủ nhiệmUBPLTP Hoàng Thanh Tùng cho biết, khoản 3 Điều 22 được đề xuất sửa đổi quy địnhUBND cấp xã ban hành quyết định để phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đượcgiao. UBPLTP đề nghị cân nhắc quy định này, vì chính quyền cấp xã là cấp cơ sởnên phải gần dân, sát dân, trực tiếp và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của mình. Nếu thực hiện phân cấp thì các cơ quan nhận phân cấp mơílà chủ thể chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, có thể lại tạora cấp trung gian trong giải quyết công việc tại cấp chính quyền cơ sở.
Về hiệu lực của văn bản quy định chi tiết, quy định biệnpháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành VBQPPL (khoản 12 Điều 1 của dự thảoLuật sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 57 của Luật BHVBQPPL), Chính phủ đề nghị sưảđổi khoản 2 Điều 57 từ chỗ quy định văn bản quy định chi tiết, quy định biệnpháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành “tiếp tục có hiệu lực trong trường hợpkhông trái với VBQPPL thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung, trừ trường hợp được côngbố hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần” thành “hết hiệu lực, trừ trường hợp đượccông bố tiếp tục có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần”.
Các đại biểu tham dự Phiên họp.
Liên quan đến vấn đề này, đa số ý kiến trong UBPLTP chorằng quy định như Luật BHVBQPPL hiện hành đơn giản, dễ nhận biết, bớt thủtục hành chính và tạo thuận lợi hơn trong tổ chức thực hiện, đề caotrách nhiệm của các cơ quan trong rà soát, hệ thống hóa VBQPPL. Thực tế chothấy trong không ít trường hợp nội dung văn bản quy định chi tiết phùhợp với VBQPPL mới nhưng vẫn phải ban hành văn bản quy định chi tiết mơíđể quy định lại nội dung của văn bản cũ dẫn đến hình thức, gây tốnkém chi phí, thời gian xây dựng, ban hành văn bản mới, khó khăn cho ngươìdân, doanh nghiệp khi phải cập nhật quy định mới… Do đó, đề nghị giữ quy địnhhiện hành về vấn đề này, sau thời gian thực hiện sẽ sơ kết, tổng kết, nếu cóđủ cơ sở mới đề xuất sửa đổi.
Về quy định chuyển tiếp (khoản 18 Điều 1 của dự thảo Luật),UBPLTP tán thành đề xuất của Chính phủ quy định nội dung chuyển tiếp cho phépVBQPPL của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND cấp huyện tiếp tục có hiệu lực trongphạm vi địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện trước khi sắp xếp cho đến thơìđiểm không áp dụng VBQPPL đó theo quy định tại VBQPPL của HĐND, UBND cấp xã sausắp xếp hoặc có hiệu lực tối đa đến ngày 01/3/2027. Bên cạnh đó, đề nghị Chínhphủ tiếp tục rà soát để quy định đầy đủ các trường hợp cần chuyển tiếp như đượcnêu trong Báo cáo thẩm tra đầy đủ để bảo đảm không tạo khoảng trống pháp luậtdo thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
Theo quochoi.vn