Trụ sở Tòa án nhân dân tối cao. (Ảnh: MAI ĐỈNH)
Thành tích của ngành tòa án nhân dân góp phần quan trọng vào thành tích chung của đất nước
Ngay từ đầu nhiệm kỳ, đã chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế. Bởi vậy, mặc dù biên chế còn thiếu, số lượng vụ án, vụ việc không ngừng gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, nhưng toàn ngành đã giải quyết được khối lượng lớn các vụ án, vụ việc với tỷ lệ giải quyết đạt 88%; xét xử án hình sự đạt tỷ lệ 96%; giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đạt tỷ lệ 86%; xét xử án hành chính đạt tỷ lệ 70%; vượt chỉ tiêu nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Công tác , và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật được Quốc hội đánh giá cao khi Tòa án nhân dân tối cao xây dựng và trình Quốc hội thông qua 4 dự án luật, 2 nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 5 pháp lệnh, 2 nghị quyết; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng 27 dự án luật. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành 8 nghị quyết hướng dẫn áp dụng pháp luật; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố thêm 33 án lệ, nâng tổng số án lệ được thông qua lên 72 án lệ; có 919 bản án, quyết định của các Tòa án đã viện dẫn, áp dụng án lệ.
Tòa án nhân dân tối cao cũng đã quán triệt và triển khai nghiêm túc các quan điểm, chủ trương của Đảng như Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Đặc biệt, đã chủ động tập trung triển khai nghiêm túc các Nghị quyết được Bộ Chính trị ban hành trong thời gian vừa qua để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, như Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 về phát triển kinh tế tư nhân; Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cụ thể:
Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức nghiên cứu, thực hiện Kết luận số 117-KL/TW ngày 17/1/2025 của Bộ Chính trị về Đề án “Nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục tố tụng tư pháp rút gọn; kết hợp các phương thức phi tố tụng tư pháp với các phương thức tố tụng tư pháp”; đồng thời, đang triển khai nghiên cứu thành lập Tòa án chuyên biệt tại Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam theo mô hình chuyên nghiệp; tạo cơ chế giải quyết tranh chấp đặc thù, vượt trội, phù hợp với chuẩn mực quốc tế; góp phần xây dựng môi trường đầu tư minh bạch, ổn định, bảo đảm niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước vào môi trường pháp lý Việt Nam; đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, nhất là các quy định về xét xử liên quan đến tội phạm về kinh tế, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ tinh thần Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đề ra. Toàn ngành đã có một bước đột phá trong công tác chuyển đổi số, đã triển khai xét xử gần 40.000 phiên tòa trực tuyến, tiết kiệm gần 100 tỷ đồng ngân sách.
Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động chuyên môn; đồng bộ hóa, nâng cao năng lực vận hành các phần mềm quản lý vụ án, quản lý văn bản, công bố bản án, quyết định, quản lý nhân sự, phần mềm cơ sở dữ liệu đảng viên 3.0; triển khai đồng bộ các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; công tác kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được đẩy mạnh, bảo đảm xác thực thông tin kịp thời, chính xác, hỗ trợ cho tố tụng điện tử, xét xử trực tuyến, góp phần tăng tính công khai, minh bạch, chuẩn hóa quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý.
Hiện nay, Tòa án nhân dân tối cao đang xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong toàn ngành.
Thực hiện đề án tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy trong ngành tòa án theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2025; theo đó, bộ máy Tòa án nhân dân đã được sắp xếp, tinh gọn theo hướng kết thúc hoạt động của 3 Tòa án nhân dân cấp cao (giảm 100% đầu mối cấp tổng cục), tổ chức lại 693 Tòa án nhân dân cấp huyện thành 355 Tòa án nhân dân khu vực (giảm 49,4%). Với tinh thần quyết tâm cao, đến thời điểm này, tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân các cấp sau sắp xếp đã đi vào hoạt động liên tục, hiệu quả, không bị gián đoạn, không bỏ sót nhiệm vụ, đáp ứng mục tiêu xây dựng Tòa án gần nhân dân, phục vụ nhân dân.
Thời gian qua, Tòa án nhân dân luôn coi trọng công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh triển khai trong toàn ngành.
Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cũng nghiên cứu, đề xuất bổ sung nhiều đề án quan trọng, cấp bách trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến theo thẩm quyền.
Thời gian qua, Tòa án nhân dân luôn coi trọng công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra, giám sát được đẩy mạnh triển khai trong toàn ngành. Nhờ đó, các sai phạm, tiêu cực được kịp thời phát hiện, xử lý, góp phần tăng cường sự minh bạch và công bằng trong xét xử; phấn đấu củng cố xây dựng niềm tin của nhân dân và xã hội.
Quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ để góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Bước vào nhiệm kỳ 2025-2030 với dự báo nhiều khó khăn và thách thức khi số lượng các loại vụ việc phải thụ lý, giải quyết tiếp tục gia tăng với tính chất, mức độ ngày càng đa dạng, phức tạp; đặc biệt, trước yêu cầu kỷ luật, kỷ cương của Đảng, yêu cầu của pháp luật và sự mong đợi, đòi hỏi của nhân dân ngày càng cao, trong bối cảnh Đảng ta đang tiến hành cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức, bộ máy; triển khai đồng bộ các giải pháp chung quanh các trụ cột Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025; Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 24/1/2025; Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025; Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024, nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, phát huy mọi nguồn lực để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, ngành tòa án nhân dân xác định phải tập trung thực hiện tốt các yêu cầu nhiệm vụ sau:
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tính gương mẫu, trách nhiệm của người đảng viên trong thực thi pháp luật. Tập trung xây dựng ngành cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, bộ máy và con người; thực hiện nghiêm túc lời dạy của Bác Hồ đối với thẩm phán là phải “phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”. Quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tòa án liêm chính, có ý thức trách nhiệm bảo vệ công lý, lẽ phải, công bằng; dám bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai; có bản lĩnh chính trị, giỏi về nghiệp vụ, vững về pháp luật. Đặc biệt, phải hết sức coi trọng giữ gìn sự đoàn kết, gắn công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng với xây dựng ngành; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tập trung triển khai đồng bộ, kịp thời các nghị quyết của Trung ương và cấp thẩm quyền nhằm tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Tích cực tham gia hoàn thiện thể chế, khẩn trương xây dựng các dự án luật được giao bảo đảm tiến độ, chất lượng, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với việc sắp xếp tổ chức bộ máy trong Tòa án nhân dân theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả và ưu tiên nguồn lực, nhân lực cho cấp Tòa án khu vực. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong Tòa án nhân dân. Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị của Tòa án các cấp, bảo đảm các điều kiện cần thiết phục vụ hoạt động của Tòa án.
3. Phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu ở tất cả các cấp Tòa án. Người đứng đầu với vai trò là Bí thư Đảng và Thủ trưởng phải chịu trách nhiệm và làm tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác quản lý, nghiệp vụ của đơn vị; bản thân phải nêu gương, nghiêm túc, chuẩn mực, giữ gìn.
Coi công tác thanh tra, kiểm tra là một biện pháp quan trọng trong quản lý, điều hành của người đứng đầu; chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ trong đơn vị, nhất là hành vi lợi dụng nhiệm vụ để tham nhũng, tiêu cực phải xử lý nghiêm để làm gương; đồng thời chủ động rà soát sửa đổi và kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung, điều chỉnh các quy định chưa phù hợp để tạo điều kiện cho cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
4. Chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác tổng kết thực tiễn, tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật để bảo đảm thống nhất cao trong nhận thức và áp dụng pháp luật giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Tăng cường lắng nghe góp ý và chấp hành nghiêm túc sự giám sát của Nhân dân, của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đối với hoạt động của Tòa án các cấp; phát huy những thành quả đã đạt được và sớm khắc phục những mặt hạn chế, thiếu sót được Quốc hội chỉ ra trong thời gian qua.
Trước thềm Đại hội Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2025-2030, phát huy truyền thống 80 năm xây dựng, phát triển và những thành tựu đạt được trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ngành tòa án nhân dân với tinh thần “Đoàn kết, Đổi mới, Trách nhiệm, Kỷ cương, Liêm chính, Hiệu quả” nhất định sẽ vượt qua khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc trong kỷ nguyên mới.
LÊ MINH TRÍ Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao