Tên 36 xã, phường mới ở Tây Ninh sau sắp xếp

Tên 36 xã, phường mới ở Tây Ninh sau sắp xếp
19 giờ trướcBài gốc
Chiều 18-4, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 54 nhằm thảo luận, cho ý kiến về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và tổ chức hệ thống chính quyền địa phương hai cấp.
Hội nghị do ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, chủ trì. Tham dự còn có ông Phạm Hùng Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Hồng Thanh, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh.
Quảng cảnh tại hội nghị. Ảnh: NGUYỄN TIẾN
Tại hội nghị, các lãnh đạo đã nghe tờ trình tổng thể về việc sáp nhập, sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dựa trên các tiêu chí địa lý, dân cư, quốc phòng - an ninh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ nguyên tắc, định hướng, đặc điểm địa phương, dự kiến sau khi sắp xếp, tỉnh Tây Ninh còn 36 ĐVHC cấp xã (gồm 10 phường, 26 xã; trong đó có 11 xã biên giới); giảm 58 ĐVHC cấp xã (gồm 7 phường, 39 xã, 6 thị trấn), tỉ lệ giảm 61,70%.
Cụ thể:
1. Thành lập phường Tân Ninh trên cơ sở sáp nhập phường 1, phường 2, phường 3, phường 4 và phường Hiệp Ninh thuộc TP Tây Ninh; nơi đặt trụ sở làm việc tại Phường 3 hiện nay.
2. Thành lập phường Bình Minh trên cơ sở sáp nhập phường Ninh Sơn, xã Bình Minh, xã Tân Bình, xã Thạnh Tân thuộc TP Tây Ninh; nơi đặt trụ sở làm việc tại phường Ninh Sơn hiện nay.
3. Thành lập phường Ninh Thạnh trên cơ sở sáp nhập phường Ninh Thạnh, xã Bàu Năng và 2/3 xã Chà Là với diện tích 19,45 km2, dân số 10.293 người thuộc huyện Dương Minh Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Bàu Năng hiện nay.
4. Thành lập phường Long Hoa trên cơ sở sáp nhập phường Long Hoa, phường Long Thành Bắc, xã Trường Hòa, xã Trường Tây, xã Trường Đông thuộc thị xã Hòa Thành; nơi đặt trụ sở làm việc tại phường Long Hoa.
5. Thành lập phường Hòa Thành trên cơ sở sáp nhập phường Long Thành Trung và xã Long Thành Nam thuộc thị xã Hòa Thành; nơi đặt trụ sở làm việc tại phường Long Thành Trung hiện nay.
6. Thành lập phường Thanh Điền trên cơ sở sáp nhập phường Hiệp Tân thuộc thị xã Hòa Thành và xã Thanh Điền thuộc huyện Châu Thành; nơi đặt trụ sở làm việc tại phường Hiệp Tân hiện nay.
7. Thành lập phường Trảng Bàng trên cơ sở sáp nhập phường An Hòa và phường Trảng Bàng thuộc thị xã Trảng Bàng; nơi đặt trụ sở làm việc tại phường Trảng Bàng.
8. Thành lập phường An Tịnh trên cơ sở sáp nhập phường An Tịnh và phường Lộc Hưng thuộc thị xã Trảng Bàng; nơi đặt trụ sở làm việc tại phường An Tịnh hiện nay.
9. Thành lập phường Gò Dầu trên cơ sở sáp nhập phường Gia Bình thuộc thị xã Trảng Bàng; Thị trấn Gò Dầu và xã Thanh Phước thuộc huyện Gò Dầu hiện nay; nơi đặt trụ sở làm việc tại thị trấn Gò Dầu hiện nay.
10. Thành lập phường Gia Lộc trên cơ sở sáp nhập phường Gia Lộc thuộc thị xã Trảng Bàng và xã Phước Đông thuộc huyện Gò Dầu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Phước Đông hiện nay.
11. Thành lập xã Hưng Thuận trên cơ sở sáp nhập xã Hưng Thuận và xã Đôn Thuận thuộc thị xã Trảng Bàng; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Đôn Thuận hiện nay.
12. Thành lập xã Phước Chỉ (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Phước Bình và xã Phước Chỉ thuộc thị xã Trảng Bàng; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Phước Bình hiện nay.
13. Thành lập xã Thạnh Đức trên cơ sở sáp nhập xã Cẩm Giang và xã Thạnh Đức thuộc huyện Gò Dầu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Thạnh Đức hiện nay.
14. Thành lập xã Phước Thạnh trên cơ sở sáp nhập xã Hiệp Thạnh; xã Phước Trạch và xã Phước Thạnh thuộc huyện Gò Dầu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Hiệp Thạnh hiện nay.
15. Thành lập xã Truông Mít trên cơ sở sáp nhập xã Bàu Đồn thuộc huyện Gò Dầu và xã Truông Mít thuộc huyện Dương Minh Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Truông Mít.
16. Thành lập xã Lộc Ninh trên cơ sở sáp nhập xã Lộc Ninh, xã Bến Củi và xã Phước Minh sau khi chuyển 22,20 km2 diện tích mặt nước hồ Dầu Tiếng sang xã Suối Đá thuộc huyện Dương Minh Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Lộc Ninh.
17. Thành lập xã Cầu Khởi trên cơ sở sáp nhập xã Cầu Khởi, xã Phước Ninh và phần còn lại của xã Chà Là (với diện tích 12,9 km2 và dân số 3.500 người) thuộc huyện Dương Minh Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Cầu Khởi.
18. Thành lập xã Dương Minh Châu trên cơ sở sáp nhập thị trấn Dương Minh Châu, xã Phan, xã Suối Đá và 22,2 km2 diện tích mặt hồ Dầu tiếng của xã Phước Minh thuộc huyện Dương Minh Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại thị trấn Dương Minh Châu hiện nay.
19. Thành lập xã Tân Hội (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Tân Hà và xã Tân Hội thuộc huyện Tân Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Tân Hội.
20. Thành lập xã Tân Châu trên cơ sở sáp nhập thị trấn Tân Châu, xã Thạnh Đông, xã Tân Hiệp và nhận một phần Suối Dây (để quản lý phần mặt nước cầu Tha La) với diện tích 4,06 km2 và dân số 750 người thuộc huyện Tân Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại thị trấn Tân Châu hiện nay.
21. Thành lập xã Tân Phú trên cơ sở sáp nhập xã Tân Phú và xã Tân Hưng thuộc huyện Tân Châu; tiếp nhận một phần diện tích 4,02 km2 và dân số 211 người của xã Tân Phong, xã Mỏ Công và xã Trà Vong thuộc huyện Tân Biên hiện nay để thuận lợi quản lý địa giới hành chính theo tuyến đường 793; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Tân Hưng hiện nay.
22. Thành lập xã Tân Đông (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Tân Đông và một phần diện tích 57,4 km2 và dân số 5.668 người của xã Suối Dây (theo ranh đường 795 hướng về xã Tân Đông) thuộc huyện Tân Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Tân Đông.
23. Thành lập xã Suối Dây trên cơ sở sáp nhập xã Tân Thành và phần còn lại của xã Suối Dây thuộc huyện Tân Châu hiện nay (sau khi chuyển diện tích 61,46 km2 với dân số 6.418 người của xã Suối Dây hiện nay sang hai xã Tân Đông và xã Tân Châu mới thành lập); nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Suối Dây.
24. Thành lập xã Suối Ngô (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Suối Ngô và xã Tân Hòa thuộc huyện Tân Châu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Suối Ngô.
25. Thành lập xã Tân Lập (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Tân Lập và xã Thạnh Bắc thuộc huyện Tân Biên; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Tân Lập.
26. Thành lập xã Tân Biên (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập thị trấn Tân Biên, xã Tân Bình và xã Thạnh Tây thuộc huyện Tân Biên; nơi đặt trụ sở làm việc tại thị trấn Tân Biên hiện nay.
27. Thành lập xã Tân Phong trên cơ sở sáp nhập xã Thạnh Bình và xã Tân Phong thuộc huyện Tân Biên; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Thạnh Bình hiện nay.
28. Thành lập xã Trà Vong trên cơ sở sáp nhập xã Mỏ Công và xã Trà Vong thuộc huyện Tân Biên; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Mỏ Công hiện nay.
29. Thành lập xã Phước Vinh (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Hòa Hiệp thuộc huyện Tân Biên và xã Phước Vinh thuộc huyện Châu Thành; nơi đặt trụ sở làm việc của tại xã Phước Vinh.
30. Thành lập xã Hòa Hội (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Biên Giới, xã Hòa Thạnh và xã Hòa Hội thuộc huyện Châu Thành; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Hòa Thạnh hiện nay.
31. Thành lập xã Ninh Điền (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Thành Long và xã Ninh Điền thuộc huyện Châu Thành; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Thành Long hiện nay.
32. Thành lập xã Châu Thành trên cơ sở sáp nhập thị trấn Châu Thành, xã Đồng Khởi, xã Thái Bình và xã An Bình thuộc huyện Châu Thành; nơi đặt trụ sở làm việc tại thị trấn Châu Thành hiện nay.
33. Thành lập xã Hảo Đước trên cơ sở sáp nhập xã An Cơ, xã Trí Bình và xã Hảo Đước và thuộc huyện Châu Thành; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Hảo Đước.
34. Thành lập xã Long Chữ (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Long Vĩnh thuộc huyện Châu Thành hiện nay và xã Long Chữ, xã Long Phước thuộc huyện Bến Cầu hiện nay; nơi đặt trụ sở làm việc của xã Long Chữ.
35. Thành lập xã Long Thuận (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập xã Long Giang, xã Long Khánh và xã Long Thuận thuộc huyện Bến Cầu; nơi đặt trụ sở làm việc tại xã Long Thuận.
36. Thành lập xã Bến Cầu (xã biên giới) trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bến Cầu, xã Tiên Thuận, xã Lợi Thuận và xã An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu hiện nay; nơi đặt trụ sở làm việc tại thị trấn Bến Cầu hiện nay.
NGUYỄN TIẾN
Nguồn PLO : https://plo.vn/ten-36-xa-phuong-moi-o-tay-ninh-sau-sap-xep-post845147.html