Tên lửa hành trình Kh-22 Nga tấn công trượt mục tiêu hàng trăm km

Tên lửa hành trình Kh-22 Nga tấn công trượt mục tiêu hàng trăm km
4 giờ trướcBài gốc
Việc tên lửa chệch mục tiêu rơi xuống lãnh thổ Nga một lần nữa cho thấy, sử dụng các vũ khí cũ có công nghệ từ thời Liên Xô đã trở thành mối nguy hiểm cho chính Nga.
Theo các bài đăng trên X, tên lửa Kh-22 đã phát nổ tại quận Yelets của vùng Lipetsk của Nga.
Đoạn video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một vụ nổ mạnh, và các nhà phân tích đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân, từ lỗi hệ thống dẫn đường đến các vấn đề với hệ thống nhiên liệu của tên lửa Kh-22.
Bất kể lý do chính xác là gì, sự cố này làm nổi bật những hạn chế của tên lửa lỗi thời này của Nga, mặc dù chúng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, nhưng chúng lại gặp vấn đề nghiêm trọng về độ chính xác.
Được thiết kế vào những năm 1960 để tiêu diệt tàu sân bay và các tàu chiến lớn, Kh-22 dựa vào dẫn đường quán tính, vì thế trong các cuộc tấn công thông thường, có thể tạo ra sai số tròn (CEP) lên tới hàng trăm mét, trong một số trường hợp, thậm chí là hàng km.
Các nguồn tin quân sự Nga thường tuyên bố rằng tên lửa này vẫn còn hiệu quả, nhưng thực tế chiến trường lại cho thấy điều ngược lại. kể từ khi Nga bắt đầu sử dụng tên lửa Kh-22 chống lại các mục tiêu trên bộ ở Ukraine, nhiều tên lửa đã đi chệch hướng, thậm chí một số còn rơi xuống lãnh thổ Nga.
Đây không phải là sự cố đầu tiên như vậy. Vào tháng 1/2023, một tên lửa Kh-22 dự định tấn công vị trí của Ukraine, nhưng cuối cùng nó lại rơi xuống một khu dân cư ở Belgorod của Nga.
Vào mùa xuân năm 2024, một sự cố khác đã được ghi nhận ở vùng Rostov của Nga, nơi một tên lửa nghi là Kh-22 đã rơi xuống một cánh đồng.
Thực tế là Nga vẫn tiếp tục sử dụng Kh-22, điều này làm dấy lên nghi ngờ rằng kho vũ khí tên lửa hiện đại của Nga đang cạn kiệt.
Ban đầu được phát triển như tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa, Kh-22 có tiếng là thiếu độ chính xác. Hệ thống dẫn đường quán tính dựa trên con quay hồi chuyển và radar thô sơ chính là nguyên nhân tạo nên sự thiếu chính xác này.
Theo dữ liệu có sẵn, chỉ khoảng một nửa số tên lửa Kh-22 có khả năng bắn trúng mục tiêu cách mục tiêu cách xa 600 mét. Tỷ lệ này quá thấp trong tác chiến hiện đại ngày nay.
Vì lý do này, tên lửa này chỉ hiệu quả khi chống lại các mục tiêu lớn như tàu sân bay hoặc các mục tiêu lớn trên đất liền, đặc biệt là khi chúng trang bị đầu đạn hạt nhân, nơi mà độ chính xác không còn quan trọng nữa.
Nói về độ chính xác, tệ hơn nữa, hệ thống dẫn đường radar của Kh-22 lại gặp khó khăn trong môi trường đô thị và dễ bị các biện pháp đối phó điện tử chủ động hiện đại đánh lạc hướng.
Kết quả là, để đảm bảo thứ gì đó thực sự bị phá hủy, lực lượng Nga thường dựa vào số lượng, nói cách khác, họ phóng nhiều tên lửa, hy vọng rằng ít nhất một tên lửa sẽ bay đến được mục tiêu.
Dài gần 11,6 m, đường kính thân 181 cm và nặng 5,5 tấn, Kh-22 không hề nhỏ gọn, kích thước của nó khiến nó giống với một máy bay nhỏ hơn là một tên lửa hành trình thông thường.
Bên trong, tên lửa mang theo đầu đạn nặng 900 kg thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân khiến nó trở thành vũ khí hủy diệt mặc dù độ chính xác của nó khá thấp.
Dù tên lửa được chế tạo theo công nghệ tiên tiến trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, nhưng theo tiêu chuẩn hiện đại, nó lại đã quá lỗi thời. Radar của Kh-22 gặp khó khăn trong việc phân biệt mục tiêu, đặc biệt là trên đất liền hoặc trong môi trường tác chiến điện tử, khiến các cuộc tấn công chính xác trở nên khó khăn.
Động cơ RD-9F nhiên liệu lỏng mạnh mẽ, có thể đẩy tên lửa lên tốc độ Mach 4,6. Vận tốc này khiến nó trở thành một trong những tên lửa phóng từ trên không nhanh nhất thời bấy giờ.
Tuy nhiên nhiên liệu lỏng mà nó mang theo rất dễ bay hơi và ăn mòn, khiến việc bảo trì trở thành cơn ác mộng về mặt hậu cần và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn cả trên mặt đất và trên không.
Tầm hoạt động của tên lửa thay đổi tùy thuộc vào độ cao và điều kiện phóng. Khi phóng từ độ cao lớn, nó có thể đạt tới 600 km, nhưng ở độ cao thấp hơn, tầm bắn giảm đáng kể.
Mặc dù ban đầu tên lửa được thiết kế với ý định lướt trên bề mặt đại dương để tấn công tàu chiến, tuy nhiên việc Nga sử dụng nó để tấn công các mục tiêu trên bộ ở Ukraine vốn không bằng phẳng đã khiến cho độ chính xác đã giảm thiểu rõ rệt.
Nếu không có GPS hoặc các nâng cấp nhắm mục tiêu tiên tiến, sai số mục tiêu có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét.
Bất chấp tuổi đời và những hạn chế, Kh-22 vẫn nằm trong kho vũ khí của Nga, chủ yếu là do tình trạng dự trữ sẵn có và sự cạn kiệt các loại tên lửa hiện đại hơn.
Một phiên bản hiện đại hóa mang định danh Kh-32, được cho là cải thiện độ chính xác và tầm bắn, nhưng số lượng ít lên tên lửa Kh-22 vẫn được Nga sử dụng rộng rãi trong xung đột.
Cho dù là vũ khí lồi thời, nhưng với số lượng dữ trữ lớn, Kh-22 vẫn là một vũ khí nguy hiểm và khó lường trong xung đột Ukraine hiện nay.
Việt Hùng
Theo Bulgarianmilitary
Nguồn ANTĐ : https://anninhthudo.vn/ten-lua-hanh-trinh-kh-22-nga-tan-cong-truot-muc-tieu-hang-tram-km-post602513.antd