Tên tỉnh nào có 12 chữ cái, dài nhất miền Nam?

Tên tỉnh nào có 12 chữ cái, dài nhất miền Nam?
16 giờ trướcBài gốc
Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh ven biển thuộc khu vực Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây hiện là tỉnh có tên dài nhất miền Nam xét cả về số lượng từ lẫn chữ cái (4 từ và 12 chữ cái). Đặc biệt, trong tên tỉnh này cũng bao gồm cả tên của 2 thành phố trực thuộc là TP Bà Rịa và TP Vũng Tàu.
Bà Rịa - Vũng Tàu.
Được thành lập từ năm 1991, Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Lãnh thổ bao gồm hai phần: đất liền và hải đảo. Phía Bắc tỉnh này giáp với 3 huyện (Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc (Đồng Nai)). Phía Đông giáp với huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam giáp với biển Đông.
Thành phố Bà Rịa.
Thành phố Vũng Tàu.
Về mặt hành chính, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chia thành 8 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, cụ thể gồm: 2 thành phố (thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu, 1 thị xã là thị xã Phú Mỹ và 5 huyện trực thuộc (Châu Đức, Côn Đảo, Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc).
Côn Đảo.
So với các tỉnh của vùng Đông Nam Bộ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có diện tích nhỏ nhất và dân số ở mức áp chót. Hiện tại, tỉnh này có tổng diện tích khoảng 1.980,80 km2 xếp thứ 50 trên toàn quốc. Và là nơi sinh sống của 1.148.313 người (dân số xếp thứ 38 toàn quốc).
Cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong số ít nơi sở hữu đủ các loại hình giao thông vận tải quan trọng. Đó là cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay,…Về đường bộ: Tỉnh kết nối nhiều huyện với nhau thông qua tuyến QL5. Trong tương lai có thêm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Ngoài ra còn có các tuyến đường tỉnh: 991C, 992A, 995A, 995B, 995C và nhiều tuyến khác từ TP HCM đi Vũng Tàu; Về đường sông: Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều con sông lớn/nhỏ và hệ thống liên cảng, tạo điều kiện xây dựng các cảng cá, chủ yếu tập trung trên sông Thị Vải. Nên có thể đến Sài Gòn bằng tàu cao tốc; Về hàng không: Có sân bay Vũng Tàu phục vụ chủ yếu cho trực thăm thăm dò dầu khí và sân bay Côn Đảo phục vụ du lịch. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và giao lưu với bên ngoài.
Đặc biệt, Bà Rịa - Vũng Tàu có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng dầu khí thiên nhiên của cả nước. Hiện tại, các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn đang được khai thác như Bạch Hổ, Đại Hùng, Rạng Đông, Rồng,… Với trữ lượng dầu khí lớn cho phép khai thác tới 20 triệu tấn dầu khí/năm.
Bà Rịa - Vũng Tàu có 93% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16% tổng trữ lượng dầu khí thiên nhiên của cả nước.
Bên cạnh đó, khí đồng hành và khí thiên nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3), cho phép khai thác 6 tỷ m3/năm. Riêng khu vực lòng chảo Côn Đảo có tới 2 mỏ khí riêng nhiên là Lan tây và Lan Đỏ. 2 mỏ này có trữ lượng tới 58 m3, có thể khai thác từ 1 – 3 tỷ m3/năm.
Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Với những tiềm năng có sẵn như huyện đảo Côn Đảo, biển Long Hải, biển Hồ Tràm, bãi Sau Vũng Tàu, suối nước nóng Bình Châu, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu,... Các di tích văn hóa, lịch sử như địa đạo Kim Long, Long Phước, bến Lộc An, khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen,… Và cũng không thể không nhắc đến các lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như: Lễ hội Lễ giỗ bà Phi Yến, Lễ hội Nghinh Ông, Lễ hội Dinh Cô Long Hải, Lễ hội Trùng Cửu, Lễ hội Cầu An...
Theo Thương hiệu và Pháp luật
Nguồn Doanh Nghiệp : https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/ten-tinh-nao-co-12-chu-cai-dai-nhat-mien-nam/20241225023407623