Chùa Ánh Trăng nằm bên bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: ST
Điểm đặc biệt của ngôi chùa này nằm trong kiến trúc. Vì là một ngôi chùa của cộng đồng người Khmer giữa lòng thành phố, theo hệ phái Nam Tông, có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ trong đó có tục tôn vinh rắn thần Naga, linh vật được xem là chúa tể của loài rắn, hiển thị dưới hình dạng một con rắn hổ mang bành uy nghi.
Rắn thần naga được trang trí ở lối đi vào chánh điện ở chùa Ánh Trăng - Ảnh: Anh Duy
Truyền thuyết kể rằng vào tuần thứ sáu sau khi đắc đạo, khi đức Phật đang ngồi thiền thì mưa bão kéo đến liên tiếp trong nhiều ngày. Rắn thần Naga đã chui ra từ ổ của mình, lấy thân quấn quanh Đức Phật 7 vòng rồi dùng đầu với cái mang bành ra để che mưa che gió cho Phật ngồi thiền. Đến khi bão qua, rắn biến thành một thanh niên chấp tay đảnh lễ Phật.
Từ tích truyện này, kiến trúc đền, chùa tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia hay Thái Lan đã xuất hiện hình tượng rắn thần Naga. Tại Việt Nam, kiến trúc chùa của người Khmer cũng xuất hiện hình tượng rắn thần Naga được thờ cúng.
Tượng Phật được thờ tại chùa Ánh Trăng tái hiện tích rắn thần Naga che chở cho Đức Phật
Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa theo phong cách Khmer. Trong ảnh, bánh xe pháp luân thể hiện quan điểm luân hồi sinh - lão - bệnh - tử của Phật giáo được khắc lên tường
Tượng Phật tại chùa được tạc theo phong cách Khmer giống tại đền Angkor Wat ở Campuchia
Các bức họa trong chùa tái hiện các giai đoạn trong cuộc đời của đức Phật
Bức tượng trong khuôn viên chùa tái hiện cảnh thái tử Tất Đạt Đa cưỡi ngựa ra khỏi cổng thành và chứng kiến cảnh sinh - lão - bệnh - tử của con người
Một bức phù điêu theo phong cách Khmer được khắc trang trí trong khuôn viên chùa
Bên trong chánh điện
Chùa Ánh Trăng nay trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn tại TPHCM
Anh Duy