Tết ông Công, ông Táo: Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng người Việt

Tết ông Công, ông Táo: Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng người Việt
3 giờ trướcBài gốc
Do đó, trong quan niệm của người Việt, ông Công và ba vị thần Táo là những vị thần định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình. Với mong muốn báo cáo một năm làm ăn của gia chủ, đồng thời kỳ vọng vào một năm mới tốt lành, hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, các nhà lại làm lễ tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời. Ông Công, ông Táo đi trong 7 ngày, cho đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi Đất, Nhà, Bếp núc gia chủ của mình.
Vào buổi sáng sớm tại khu vực chợ Tam Cờ, chợ trung tâm lớn nhất tỉnh Tuyên Quang đã tấp nập, sôi động hơn thường lệ. Các gia đình tranh thủ đi chợ từ rất sớm để mua sắm đồ lễ đầy đủ, chuẩn bị cho lễ cúng chu đáo. Thường các gia chủ hay cúng ông Công, ông Táo trước 12 giờ trưa với nghi lễ không thể bỏ qua là thả cá chép ra sông, hồ, ao.
Người dân mua bộ mũ, áo, giày để cúng ông Công, ông Táo.
Nhà nào cũng mua một bộ đầy đủ.
Cá chép vàng không thể thiếu trong nghi lễ cúng và phóng sinh.
Các gia đình thường mua 3 con cá chép để 3 vị thần cưỡi lên chầu trời.
Chuối là mặt hàng bán chạy thời điểm này.
Khách hàng chọn mua hoa quả để cúng ông Công, ông Táo.
Hoa tươi không thể thiếu trong lễ cúng ông Công, ông Táo.
Nhiều người chọn mua giò lụa để cúng.
Các cửa hàng bán xôi đỏ, xôi vàng bán rất chạy.
Ngay từ sáng sớm, người dân đổ đi mua xôi gấc.
Khu vực bến phà Nông Tiến cũ phía bên phường Minh Xuân sáng sớm đã xuất hiện nhiều người đi thả cá chép.
Các gia chủ cúng ông Công, ông Táo cầu mong một năm mới tốt lành.
Năm nay mực nước sông Lô cạn, ban tổ chức thiết kế máng trượt để cho người dân thả cá được thuận lợi.
Người dân được hướng dẫn thả cá vào máng trượt.
Cá theo máng trượt xuống sông một cách nhẹ nhàng.
Phóng sự ảnh: Quang Hòa
Nguồn Tuyên Quang : http://baotuyenquang.com.vn/tet-ong-cong-ong-tao-net-dep-van-hoa-tin-nguong-nguoi-viet-205707.html