Theo Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, nhân lực bền vững không chỉ thu hút và giữ chân người tài mà còn là việc xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, an toàn, công bằng và tạo điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Điều này đòi hỏi sự chung tay góp sức của tất cả các bên, từ cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và các tổ chức xã hội.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng Thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, hiện thế giới đánh giá mức độ bền vững không chỉ ở từng doanh nghiệp mà đánh giá theo chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp Việt Nam đang muốn tham gia chuỗi sản xuất quốc tế thì phải tiệm cận được tiêu chuẩn của họ. Ngoài ra, nếu chỉ tập trung lương cao cho người lao động thì không thể giải quyết và giữ chân họ. Cùng với tiền lương, doanh nghiệp cần trang bị nhiều yếu tố khác như làm việc linh hoạt, môi trường làm việc thân thiện...
Xuyên suốt hội thảo, các chuyên gia, chủ các doanh nghiệp đưa ra quan điểm để cùng thảo luận những giải pháp tốt nhất giúp triển khai yếu tố xã hội (chữ "S" trong ESG) tại các doanh nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.
Thanh Hiền
Nguồn Hà Nội TV : https://hanoionline.vn/video/thach-thuc-voi-thi-truong-lao-dong-chat-luong-276611.htm