Chính vì vậy, thủ tướng lâm thời sẽ là người dẫn đầu nội các mới - nội các cải tổ vừa được nhà vua Thái Lan phê chuẩn sáng 1-7 - tuyên thệ vào ngày 3-7 tới, thay cho thủ tướng bị đình chỉ, theo như kết quả tham vấn với Văn phòng Hội đồng nhà nước Thái Lan.
Trong nội các mới, bà Paetongrarn vẫn giữ vai trò Bộ trưởng Bộ Văn hóa.
Theo nguồn tin của tờ Nation, Văn phòng Thư ký Nội các Thái Lan đã chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng cho trường hợp Tòa án Hiến pháp đình chỉ chức vụ của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra.
Theo đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Suriya Jungrungreangkit sẽ là quyền Thủ tướng Thái Lan.
Theo kế hoạch, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Suriya Jungrungreangkit sẽ là quyền Thủ tướng Thái Lan - Ảnh: NATION
Thủ tướng lâm thời sẽ có toàn quyền và sẽ cần đưa vấn đề này ra cuộc họp nội các để bổ nhiệm một Phó Thủ tướng mới, người sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề nhân sự và ngân sách.
Trước đó, một nhóm thượng nghị sĩ đã yêu cầu tòa án cách chức Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn với cáo buộc kích động nổi loạn ảnh hưởng đến chủ quyền đất nước, sau khi cuộc điện thoại giữa bà và Chủ tịch Thượng viện Campuchi Hun Sen bị rò rỉ.
Trong cuộc gọi này, bà đã gọi chỉ huy Quân khu 2 của Thái Lan là "đối thủ".
Tòa án Hiến pháp Thái Lan trưa 1-7 đã chấp thuận yêu cầu này, đình chỉ chức vụ của bà Paetongtarn.
Sau phán quyết trên, bà Paetongtarn ra thông cáo có nội dung: "Tôi xin chấp nhận sự cân nhắc của tòa án. Tôi không chắc lệnh đình chỉ kéo dài bao lâu nhưng tôi sẽ có 15 ngày để giải trình.
Tôi sẽ cố gắng hết sức để bày tỏ thành ý thật sự - rằng đoạn ghi âm bị rò rỉ phản ánh toàn bộ tâm ý vì đất nước của tôi. Mục đích của tôi luôn là bảo vệ chủ quyền, gìn giữ mạng sống của các lực lượng vũ trang và từng người lính, vì hòa bình của đất nước".
Anh Thư