Các đội văn nghệ được thành lập để giúp thanh niên Si La hiểu hơn về văn hóa của dân tộc mình
Người Si La là một trong những dân tộc rất ít người tại Việt Nam (dưới 10.000 người). Trước kia, người Si La ở Lai Châu cư trú ở bên kia sông Đà, sống dựa vào rừng và kĩ thuật canh tác nông nghiệp lạc hậu nên đời sống bấp bênh, khó khăn.
Bản Seo Hai là một bản tái định cư của đồng bào dân tộc Si La
Năm 2014, để phục vụ cho công trình thủy điện Lai Châu, họ đã di dời về khu tái định cư tại 2 bản Seo Hai và Sì Thâu Chải của xã Kan Hồ, huyện Mường Tè. Tại khu tái định cư, các hộ dân được cấp nhà ở kiên cố với hệ thống đường giao thông thuận tiện, điện nước đầy đủ.
Với hệ thống trường học được xây dựng tại khu tái định cư, con em người Si La có điều kiện tiếp cận giáo dục tốt hơn
Nhờ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước, bà con có điều kiện tiếp cận với các chương trình khuyến nông, nhận giống cây trồng, vật nuôi để phát triển sản xuất, từng bước giảm nghèo bền vững.
Người phụ nữ Si La truyền dạy cho thế hệ sau cách thêu thùa, may vá quần áo
Đặc biệt, nhờ hệ thống trường học được xây dựng ngay tại khu tái định cư, con em người Si La có điều kiện tiếp cận giáo dục tốt hơn. Nhiều gia đình đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và khuyến khích con cái đến trường.
Để bảo tồn giá trị văn hóa đặc sắc của người Si La, một số già làng, người cao tuổi và phụ nữ trong cộng đồng đã chủ động truyền dạy tiếng Si La, các bài hát, điệu múa dân gian cho thế hệ trẻ.
Phụ nữ Si La vẫn giữ được những điệu múa cổ
Các đội văn nghệ, câu lạc bộ hát tiếng Si La được thành lập để giúp thanh niên hiểu hơn về văn hóa của dân tộc mình. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng có các chương trình giới thiệu, quảng bá nét đẹp văn hóa người Si La tại các lễ hội, sự kiện văn hóa của tỉnh.
Công Duy