Tháng 4 về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định

Tháng 4 về thăm bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định
9 ngày trướcBài gốc
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định, căn nhà sở hữu kiến trúc độc đáo, được xây dựng từ năm 1963 tọa lạc tại số 145, Trần Quang Khải, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây từng là điểm hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định ngày ấy dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai, người hoạt động cách mạng dưới vỏ bọc tỷ phú Mai Hồng Quế, Năm USOM - chuyên thầu khoán Dinh Độc Lập.
Để có hơn 300 hiện vật, tư liệu, hình ảnh gắn liền với các giai đoạn hoạt động cách mạng của Anh hùng Lực lượng vũ trang Trần Văn Lai cùng lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định trưng bày tại bảo tàng này, con trai của ông Lai là anh Trần Vũ Bình đã bỏ rất nhiều thời gian, tâm huyết tìm kiếm, sưu tầm.
Mỗi vật trưng bày là một câu chuyện, ghép thành bức tranh để người nghe, người xem hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động cùng sự hy sinh của lực lượng biệt động Sài Gòn đi kèm với những chiến công hào hùng một thời.
Mỗi hiện vật là một câu chuyện, mỗi câu chuyện lại gắn liền với hình những người chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đi kèm với những chiến công hào hùng một thời.
Giới trẻ tìm hiểu về lịch sử tại bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định. Những mũi tấn công của lực lượng biệt động nội thành Sài Gòn nhắm vào năm mục tiêu trọng yếu của địch.
Tư liệu hình ảnh cho thấy trong suốt chiều dài hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định đã lập hàng trăm chiến công lớn nhỏ, trong đó nhiều trận đánh gây tiếng vang lớn như: Khách sạn Caravelle, nhà hàng Mỹ Cảnh, cư xá Brink, Tổng nha Cảnh sát ngụy, tàu USS Card…, đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Hình ảnh những mũi tấn công của lực lượng biệt động nội thành Sài Gòn nhắm vào 5 mục tiêu trọng yếu của địch.
Khách tham quan các hiện vật trong văn phòng của Tổng thống chính quyền Sài Gòn bỏ lại trong những ngày cuối tháng 4/1975.
Đây là những kỷ vật mà một chiến sĩ bộ đội khi tiếp quản Dinh Độc Lập sưu tầm, và tặng lại cho Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Những vũ khí đặc biệt của biệt động Sài Gòn.
Những khúc gỗ đục rỗng ngụy trang để chứa vũ khí vận chuyển đi các nơi trong nội thành để phục vụ chiến đấu.
Những chiếc xe chở tài liệu năm xưa.
Khách tham quan hứng thú khi được tham quan, chiêm ngưỡng cuộc sống thời chiến của các chiến sĩ biệt động.
Những hiện vật được giữ nguyên vẹn tại bảo tàng.
Một căn phòng nhỏ tái hiện lại cảnh sinh hoạt đời sống giản dị.
Khách tham quan có những trải nghiệm trọn vẹn từ tích hợp nhiều công nghệ hiện đại.
Người đứng giữa: Bà Vũ Minh Nghĩa (Chín Nghĩa), nhân chứng lịch sử giới thiệu cho các bạn trẻ đến tham quan Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Hình ảnh tưởng niệm những cán bộ chiến sĩ lực lượng biệt động Sài Gòn-Gia Định.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn-Gia Định là nơi lưu giữ ký ức, vừa là địa điểm giáo dục lịch sử, văn hóa cho thế hệ trẻ. Những câu chuyện, bài học từ bảo tàng không dừng lại ở việc tôn vinh quá khứ mà còn là động lực để thế hệ mai sau hiểu và trân trọng giá trị của tự do, độc lập.
THẾ ANH
Nguồn Nhân Dân : https://nhandan.vn/anh-thang-4-ve-tham-bao-tang-biet-dong-sai-gon-gia-dinh-post871122.html