Điều đáng lưu ý là hầu hết các tên gọi xã mới ở Vĩnh Long dự kiến sẽ được đặt đều gắn liền với các địa danh lịch sử của dân tộc trước đây.
Xã Lục Sỹ Thành gắn liền với lịch sử dân tộc tỉnh Vĩnh Long đạt chuẩn xã Nông thôn mới
Xã Lục Sỹ Thành, Trước Cách mạng tháng 8, Vùng Cù Lao Mây là làng Thạnh Mỹ Hưng (về phía ta gọi là xã). Ngày 12-10-1946, chiến sĩ vệ quốc đoàn Lục Sỹ Thành hy sinh. Để ghi nhớ công ơn anh, Đảng, chính quyền và nhân dân xã Thanh Mỹ Hưng xin đổi tên xã thành xã Lục Sỹ Thành. Từ năm 1946 - 1975, tên gọi cù lao Mây vẫn tồn tại song song với tên goi xã Thạnh Mỹ Hưng (bên đối phương) và xã Lục Sỹ Thành (bên ta). Khi đất nước. thống nhất, xã Lục Sỹ Thành tách ra thành 2 xã: Lục Sỹ Thành và Phú Thành.
Xã Vĩnh Xuân: Từ năm 1954, Làng Vĩnh Xuân thuộc Quận Trà Ôn. Xã Vĩnh Xuân là một trong những cái nôi của cách mạng Vĩnh Long, Chi bộ Đảng Vĩnh Xuân được thành lập từ năm 1930, ngày nay, Nhà truyền thống đảng bộ tỉnh Vĩnh Long đặt tại xã Vĩnh Xuân.
Xã Hòa Hiệp, trước đây Làng Hòa Hiệp thuộc tổng Bình Thới, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ ngày 11/8/1942, do nhập hai làng Chánh Hiệp và Chánh Hòa tách từ tổng Bình Chánh giải thể cùng quận. Sau năm 1956, gọi là xã thuộc tổng Bình Thuận cùng quận. Sau nhiều lần chia tách, xã Hòa Hiệp xưa chiếm phần lớn diện tích của khu vực.
Xã Trung Ngãi có lịch sử hình thành năm 1899. Trước đó là Làng Trung Ngãi thuộc Tổng Bình Trung, tỉnh Vĩnh Long. Đến năm 1994, xã Trung Ngãi được tách thành xã Trung Ngãi và xã Nguyễn Chí Trai (sau đổi thành xã Trung Nghĩa), là 2 xã chiếm phần lớn diện tích của khu vực. Xã Trung Ngãi có lịch sử chống Pháp và chống Mỹ anh hùng, là nơi diễn ra trận Cầu Vong do Đốc Binh Lê Cẩn – Nguyễn Giao tổ chức nghĩa quân yêu nước tiêu diện tên Quan Ba Pháp, Tỉnh trưởng đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long.
Xã Nhơn Phú có lịch sử hình thành từ làng Nhơn Phú (sau đổi thành xã Nhơn Phú) được thành lập vào khoảng năm 1832 thuộc Tổng Bình Thanh, huyện Vĩnh Bình, Phủ Định Viễn trước đây.
Xã Bình Phước có lịch sử hình thành từ rất lâu trong khu vực. Làng Bình Phước (sau đổi thành xã Bình Phước) được thành lập vào khoảng năm 1832 thuộc Tổng Bình Long, huyện Vĩnh Bình, Phủ Định Viễn.
Xã Tân Ngãi: trước là làng Tân Ngãi được thành lập từ năm 1886 thuộc Tổng Bình Long, hạt tham biện Vĩnh Long. Năm 1994, xã Tân Ngãi được chia thành xã Tân Ngãi và xã Trường An. Hiện nay, Phường Tân Ngãi là Phường có diện tích và dân số lớn nhất trong các phường thuộc khu vực.
Xã Trung Thành: Trước đây là Làng Trung Thành thuộc tổng Bình Trung, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long từ năm 1942. Sau năm 1956, gọi là xã, đổi thuộc tổng Bình Quới, vẫn quận cũ, tỉnh Vĩnh Bình. Từ năm 1985 trở về sau, xã Trung Thành được tách thành thị trấn Vũng Liêm, Trung Thành Đông và Trung Thành Tây.
Xã Mỹ Thuận: Từ năm 1904, làng Mỹ Thuận thuộc Tổng An Trường, tỉnh Cần Thơ. Năm 2007, xã Mỹ Thuận được chia thành 03 xã: Thuận An, Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh. 02 xã Mỹ Thuận và xã Nguyễn Văn Thảnh (thuộc xã Mỹ Thuận trước đây) chiếm phần lớn diện tích của khu vực dự kiến thành lập ĐVHC.
Phường Cái Vồn, Địa danh Cái Vồn trước đây là chợ thuộc làng Mỹ Thuận. Sau năm 1975, thị trấn Cái Vồn được thành lập trên cơ sở một phần diện tích của xã Thành Lợi và xã Mỹ Thuận và là huyện lỵ của huyện Bình Minh. Do mức độ đô thị hóa cao, khu vực xung quanh thị trấn Cái Vồn được tách ra và thành lập thị xã Bình Minh vào năm 2012. Do đó, địa danh Cái Vồn gắn liền với ký ức của người dân thị xã Bình Minh.
Xã Đông Thành, Năm 1836, Đông Thành là một trong 8 thôn của Tổng An Trường, châu Định Viễn, dinh Vĩnh Trấn. Từ năm 1994 đến năm 2012, xã Đông Thành được chia tách thành xã Đông Thành, Đông Thạnh, Đông Bình và Phường Đông Thuận.
Hiện nay, các tên gọi của xã mới đã được các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Long thảo luận, thống nhất, lựa chọn đề xuất sử dụng, đang trình các ngành chức năng thông qua; đáp ứng nguyện vọng của nhân dân địa phương.
Chanh Tuy/VOV-ĐBSCL