Thành phố Hồ Chí Minh - Sức sống mới từ những vùng đất

Thành phố Hồ Chí Minh - Sức sống mới từ những vùng đất
11 giờ trướcBài gốc
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng hiện hữu
Nhưng sau nửa thế kỷ, dưới sự bền bỉ kiến tạo của lớp lớp thế hệ lãnh đạo, doanh nhân, người dân, những vùng đất ấy đã lột xác ngoạn mục, trở thành những trung tâm kinh tế năng động, là hình mẫu cho sự chuyển mình mạnh mẽ của Thành phố mang tên Bác, ghi dấu trong hành trình phát triển cùng kỷ nguyên vươn mình của đất nước.
1.Khu Nam Sài Gòn chuyển mình ngoạn mục
Từng là một vùng đất trũng đúng nghĩa cả về địa hình lẫn phát triển, khu Nam Sài Gòn đã “viết lại số phận” bằng một cuộc chuyển mình ngoạn mục.
ĐẠI LỘ ĐI TRƯỚC…
Sau ngày đất nước thống nhất, khu vực phía Nam Sài Gòn (trải dài từ quận 7, Nhà Bè đến Bình Chánh) dường như bị lãng quên trên bản đồ phát triển đô thị. Bước ngoặt bắt đầu vào năm 1988, khi Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên có hiệu lực, mở ra cơ hội mới cho vùng đất này. Lãnh đạo TP.HCM giao nhiệm vụ cho các đơn vị, trong đó có Liên hiệp Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu quận 5 (Cholimex) do ông Phan Chánh Dưỡng làm Giám đốc, xây dựng đề án thu hút đầu tư.
Ông Dưỡng cùng “nhóm thứ Sáu” - một nhóm các trí thức tâm huyết - đã không quản ngại khó khăn, nghiên cứu và đề xuất những ý tưởng táo bạo. Một trong những ý tưởng táo bạo là xây dựng một khu chế xuất với mục tiêu chính là thu hút vốn đầu tư nước ngoài….
Vị trí được chọn là bán đảo Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè - một vùng đất tuy hoang sơ, nhưng có lợi thế gần cảng. Tuy nhiên, sau khi chọn vị trí, nhóm nhận thấy, trở ngại lớn nhất để khu chế xuất phát triển là giao thông. Từ đó, ý tưởng mở một đại lộ xuyên qua vùng đầm lầy, kết nối khu chế xuất với Quốc lộ 1 được “nhóm thứ Sáu” tính tới.
Tuy nhiên, đề xuất này vấp phải không ít phản đối. Nhiều sở, ngành cho rằng, đường chỉ nên làm 18 m là vừa đủ, mở tới 60 m rồi 120 m là phí phạm, có khi cả trăm năm nữa xe chưa chạy hết. Những tranh luận kéo dài khiến đề xuất rơi vào bế tắc.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với miền Tây, mà còn là khởi đầu cho một cuộc thử nghiệm táo bạo: phát triển đô thị hiện đại.
Bước ngoặt đến khi Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Trần Chí trực tiếp xem xét đề xuất. Người đứng đầu Thành ủy không tranh luận kỹ thuật, mà đặt câu hỏi thực chất: “Thành phố có mất gì không khi con đường được mở? Nếu không thì để doanh nghiệp làm, vì vốn là của họ, Thành phố chỉ lo mặt bằng”. Quyết tâm này dẫn tới Dự án đầu tư xây dựng đại lộ mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh chính thức được phê duyệt.
Hành trình thi công cũng không đơn giản, vì đây là vùng đất yếu, nền lầy sâu, kỹ thuật trong nước còn hạn chế. Nếu theo cách làm của các nước phát triển như nạo vét bùn, đổ bê tông, thì chi phí đội lên quá cao. Cuối cùng, phương án đắp cát được lựa chọn, đắp từng lớp, chờ lún rồi tiếp tục gia cố. Tại một số khu vực, thực hiện giải pháp khoan cọc bê tông cốt thép và các cầu trên tuyến sử dụng dầm dự ứng bê tông đúc sẵn…
Và rồi, giữa vùng đất từng được ví là “thảy con trâu cũng chìm”, một con đường bắt đầu hình thành. Năm 2007, sau gần một thập niên, Đại lộ Nguyễn Văn Linh hoàn thành, mở ra không gian phát triển mới cho một vùng đầm lầy.
…DẪN LỐI HÌNH THÀNH KHU ĐÔ THỊ KIỂU MẪU
Đại lộ Nguyễn Văn Linh không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với miền Tây, mà còn là khởi đầu cho một cuộc thử nghiệm táo bạo: phát triển đô thị hiện đại.
Năm 1993, một cuộc thi quy hoạch quốc tế quy mô lớn được tổ chức và Đồ án quy hoạch tổng thể Khu đô thị Nam Sài Gòn rộng 2.600 ha, với 21 phân khu chức năng, của Công ty Skidmore, Owings & Merrill (SOM - Mỹ) đã được lựa chọn. Ngày 8/12/1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt phê duyệt quy hoạch này, đặt nền móng pháp lý vững chắc cho sự ra đời của một đô thị mới hiện đại.
Khi Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng - liên doanh giữa Công ty IPC và Tập đoàn CT&D (nay là Phú Mỹ Hưng Asia Holdings) bắt đầu triển khai Dự án Khu đô thị Nam Sài Gòn, phần lớn nơi đây toàn lau sậy, nước mặn và kênh rạch. Không ít người hoài nghi. Nhưng những người tiên phong không dừng lại. Họ từng bước phát triển hạ tầng, khu dân cư, dịch vụ…, với niềm tin rằng, có đường, sẽ có người đến.
Khi Dự án còn “nằm trên giấy”, đã có những người đến sớm đăng ký mua. Ông Nguyễn Văn Tấn, hiện 75 tuổi, sống tại chung cư The Grande - Midtown, là một trong những cư dân đầu tiên của Khu đô thị Nam Sài Gòn. “Hồi đó, ai cũng bảo tôi khùng, mua nhà giữa đồng không mông quạnh, toàn sậy với nước. Nhưng tôi tin vào tầm nhìn của mình, tin vào cách người ta làm”, ông Tấn kể lại.
Nếu ông Tấn là hình ảnh của người tiên phong đầy trực giác, thì ông Dương Văn Beo, chủ đầu tư tòa nhà Phú Mã Dương là một nhà đầu tư chuyên nghiệp. Khi biết chủ đầu tư Khu đô thị Nam Sài Gòn chính là “tác giả” của Đại lộ Nguyễn Văn Linh, sau khi xem xét kỹ quy hoạch, năng lực chủ đầu tư và định hướng phát triển…, ông quyết định đầu tư, dù khi đó, giá đất nơi đây cao hơn các khu vực khác đến 50%, vượt quá khả năng tài chính của ông.
Thay vì bỏ cuộc, ông về quê ở Bạc Liêu thuyết phục cả đại gia đình cùng góp sức. Sau khi đích thân đưa người nhà lên TP.HCM để “tận mắt thấy, tận tai nghe”, ông nhận được sự đồng ý của mọi người. Đáng chú ý, ông không chỉ đầu tư dự án, mà còn thuyết phục cả đại gia đình từ Bạc Liêu lên TP.HCM lập nghiệp tại Phú Mỹ Hưng. Đến nay, đại gia đình ông sở hữu hơn 30 căn nhà đủ loại trong khu đô thị này.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Nguyễn Hưng Thịnh, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng cho rằng, điều làm nên dấu ấn sâu sắc nhất của Phú Mỹ Hưng là tạo ra một chuẩn mực mới trong phát triển đô thị tại Việt Nam. “Mọi chiến lược phát triển của chúng tôi đều xoay quanh con người. Chính triết lý này đã giúp Phú Mỹ Hưng không chỉ vươn cao về quy mô, mà còn bền vững về giá trị”, ông Thịnh nói.
NHỊP SỐNG “KHÔNG NGỦ” CÙNG KHU NAM
Nằm ven sông Cần Giuộc, tiếp giáp Đại lộ Nguyễn Văn Linh, từ lâu chợ Bình Điền đã trở thành “trái tim hậu cần” của TP.HCM, nơi hàng chục ngàn tấn hàng hóa được giao dịch mỗi ngày, là minh chứng cho cách một khu vực từng ngập nước, hoang hóa trở thành trung tâm logistics thực phẩm của cả miền Nam.
“Chúng tôi phải mất gần 20 năm để biến một vùng đất hoang, đầm lầy trở thành một trong 3 chợ đầu mối lớn nhất TP.HCM và cũng là chợ đầu mối có quy mô lớn nhất cả nước hiện nay, cả về diện tích, sản lượng và sự đa dạng của hàng hóa”, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ Bình Điền, đơn vị thành viên của Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) chia sẻ với vẻ mặt đầy tự hào.
Theo ông Phú, chợ đầu mối Bình Điền ra đời từ một bài toán khó: làm sao để di dời hàng ngàn tiểu thương từ các chợ nội đô như Cầu Ông Lãnh, Chánh Hưng, Mai Xuân Thưởng… mà không làm gián đoạn sinh kế của họ dù chỉ một ngày?
Trong khi đó, năm 2000, cả nước hầu như chưa có mô hình chợ đầu mối hiện đại để học hỏi. Những người được giao trọng trách phải tự đi tìm hiểu, khảo sát thực tế trong nước, học hỏi nước ngoài, nhưng quan trọng hơn hết là lắng nghe nguyện vọng của bà con tiểu thương, rồi tham mưu cho Thành phố đề ra các chính sách hợp lý.
Cuối cùng, một chợ đầu mối quy mô hàng chục héc-ta được hình thành, với các nhà lồng chuyên ngành, kho lạnh, hệ thống xử lý nước thải khép kín và hoạt động suốt đêm, không nghỉ ngày nào, có chăng chỉ ngừng giao dịch mỗi đêm giao thừa. Cùng với sự phát triển của hạ tầng và các khu đô thị hiện đại, chợ Bình Điền góp phần tạo nên diện mạo mới cho khu Nam, nơi đô thị hóa và đời sống dân sinh cùng chuyển mình, không ai bị bỏ lại phía sau.
Trong tương lai, chợ đầu mối Bình Điền không chỉ là nơi trung chuyển hàng hóa, mà còn là trung tâm thương mại, dịch vụ và thu hút du lịch. Việc mua bán cũng không chỉ thực hiện theo cách truyền thống, mà còn ứng dụng công nghệ, tạo điều kiện để người dân bán hàng online, có các sàn giao dịch điện tử để phục vụ nhu cầu phát triển chung của xã hội và riêng cho chợ...
SẴN SÀNG TÁI BỨT PHÁ
Không khó để nhận ra rằng, cả khu vực Nam Sài Gòn đang bước vào giai đoạn tái bứt phá, dựa trên những định hướng mới trong quy hoạch đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, khu Nam gồm quận 7 và huyện Nhà Bè sẽ trở thành trung tâm của các ngành kinh tế mũi nhọn như dịch vụ số, đổi mới sáng tạo, logistics, công nghiệp công nghệ cao và đô thị sinh thái. Hàng loạt dự án hạ tầng chiến lược đang được khởi động, dẫn dắt sự phát triển bền vững cho toàn khu vực. Trong đó, nổi bật là tuyến metro nối quận 7 với Cần Giờ, với tổng vốn đầu tư hơn 4 tỷ USD, cùng các tuyến metro số 4, số 5 và hệ thống cầu mới như Thủ Thiêm 4, Nguyễn Khoái, Bình Tiên, Cần Giờ…
Sự đầu tư đồng bộ ấy không chỉ tạo bước đột phá về giao thông, mà còn khơi thông dòng chảy phát triển từ lõi đô thị ra vùng ven, từ Phú Mỹ Hưng đến Hiệp Phước - Cần Giờ, từ các khu dân cư hiện hữu đến những đại dự án mới đang dần hình thành.
Khu Nam giờ đây không chỉ là một cực phát triển đã định hình, mà còn là cực tiên phong, được tiếp thêm động lực để tái định vị vai trò trong chiến lược phát triển chung của TP.HCM hướng ra Biển Đông.
Đường hầm vượt sông Sài Gòn kết nối với quận 1,TP.HCM
2. Từ vùng đất sình lầy bên kia sông Sài Gòn, Thủ Thiêm khoác lên mình chiếc áo mới với những tòa cao ốc hiện đại, đường sá rộng rãi và đang vươn mình mạnh mẽ với định hướng trở thành “phố Đông” của Việt Nam.
TIẾNG VỌNG TỪ “BÊN KIA SÔNG SÀI GÒN”
Một sáng tháng Tư lịch sử, khi ánh nắng phản chiếu lấp lánh trên mặt sông Sài Gòn, chúng tôi tìm đến đình An Khánh - một trong những địa điểm hiếm hoi còn giữ lại được hồn cốt xưa giữa lòng Thủ Thiêm đã đổi thay. Chào đón chúng tôi là ông Nguyễn Tấn Nhựt, 56 tuổi, người giữ trọng trách quản lý ngôi đình thiêng này. Ông còn là chứng nhân sống động cho hơn nửa thế kỷ đổi dời của vùng đất từng được gọi là “bên kia thành phố”.
“Tôi sinh ra và lớn lên ở đây, từ đời ông bà đã cắm rễ trên mảnh đất này rồi”, ông Nhựt mở đầu câu chuyện bằng chất giọng rặt Nam bộ, chậm rãi mà đầy xúc cảm.
Thời thơ ấu của ông Nhựt là những ngày sống trong căn nhà nhỏ đơn sơ, tường vách, mái nhà lợp lá dừa như bao hộ dân Thủ Thiêm thuở ấy. Đường đi là đường đất đỏ, ruộng nước bủa vây, xe cộ thì hiếm hơn vàng, ai có được chiếc xe đạp là quý như báu vật. Những đợt nước lớn đầu tháng, giữa tháng Âm lịch, cả xóm ngập trong biển nước. Có tháng, nhà ông ngập tới chục ngày, nước lên tới đầu gối. “Nước tràn vô nhà hoài, sống riết cũng quen, nhưng cực lắm”, ông cười hiền, ánh mắt như vẫn đọng nỗi vất vả.
Cũng là người sinh ra và lớn lên trên “bán đảo” Thủ Thiêm, bà Nguyễn Thị Tú, năm nay 70 tuổi, đang ở cùng với con cháu bên phường An Lợi Đông (TP. Thủ Đức) kể, Thủ Thiêm khi ấy chỉ cách trung tâm quận 1 một con sông, nhưng khoảng cách ấy lớn hơn bất kỳ con số nào có thể đo. Bản thân bà làm nghề chèo ghe đưa khách từ bé, không ít lần phải lội sông Sài Gòn vì ghe gặp sự cố.
“Lúc đó chưa có phà sắt, chỉ có mấy chiếc đò nhỏ, đi lại rất nguy hiểm. Đường sá cũng chỉ là những lối đất bùn, trơn trượt mỗi khi mưa về”, bà Tú kể lại.
Thủ Thiêm đứng trước thời khắc lịch sử, khi ngày 4/1/2025, Văn phòng Chính phủ phối hợp với UBND TP.HCM và cơ quan chức năng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trong đó xác định TP.HCM sẽ là nơi đặt Trung tâm tài chính quốc tế.
Giờ đây, vòng quanh bán đảo Thủ Thiêm là những con đường thẳng tắp, trải nhựa phẳng lì. Không còn dấu vết nào của con lộ đất lầy lội từng khiến nhiều người trượt ngã trong mùa nước nổi. Thủ Thiêm hiện là một đô thị mới đúng nghĩa của sự “thay da đổi thịt”.
Những tòa nhà cao tầng sừng sững vươn lên giữa nền trời xanh ngắt, phản chiếu ánh mặt trời rực rỡ trên lớp kính bóng loáng. Quán cà phê sang trọng nằm rải rác hai bên đường, xe điện chạy nhẹ nhàng trong các khu phức hợp được quy hoạch bài bản. Dòng sông Sài Gòn từng là ranh giới giữa “bên này” và “bên kia” đã trở thành điểm nhấn cảnh quan cho những căn hộ có giá trị triệu đô và những công trình mang hơi thở quốc tế.
Những người gắn bó với mảnh đất này từ thửa lọt lòng như ông Nhựt hay bà Tú không khỏi vui mừng khi thấy sự thay đổi đó. Giờ đây, ông Nhựt chỉ mong có đủ sức khỏe để chứng kiến các công trình lớn ở Thủ Thiêm tiếp tục được hoàn thành. “Để kể lại cho con cháu nghe rằng, ông bà tụi bay ngày xưa cực khổ cỡ nào, đi lại và sống ra sao, giờ vùng đất này thay đổi lớn cỡ nào”, ông nói.
BỨT PHÁ NHỜ QUY HOẠCH BÀI BẢN
Từ một bán đảo hoang sơ, đầy lau sậy, bị ngăn cách bởi sông Sài Gòn, Thủ Thiêm hôm nay vươn mình trở thành biểu tượng mới của TP.HCM. Với quy hoạch bài bản và có tầm nhìn, khu đất này đã trở thành một hình mẫu cho sự phát triển đô thị hiện đại của Thành phố mang tên Bác.
Nhìn lại quá trình thay đổi ấy, có lẽ yếu tố quy hoạch là vấn đề then chốt. Vào năm 1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã ký phê duyệt Quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đến năm 2005, Đồ án quy hoạch chi tiết 1/2.000 do Công ty Sasaki (Mỹ) thiết kế chính thức được công bố.
Bản quy hoạch Thủ Thiêm đã phác họa một trung tâm mới, hiện đại và đầy triển vọng với 8 khu chức năng, mỗi khu có đặc điểm riêng về công năng sử dụng hỗn hợp, mật độ xây dựng riêng, các không gian công cộng và các công trình điểm nhấn. Đó thực sự là một bản quy hoạch đầy tham vọng, được thiết kế để biến Thủ Thiêm thành một trung tâm tài chính và thương mại, một “phố Đông” của Việt Nam bên bờ sông Sài Gòn như lời ông Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM nhận xét.
“Quy hoạch Thủ Thiêm là bước đi tiên phong, khi hạ tầng được xây dựng trước, sau đó mới thu hút đầu tư xây dựng dự án. Đây chính là điều tạo nên sự khác biệt lớn nhất và là tiền đề để Thủ Thiêm phát triển thành một trung tâm tài chính quốc tế”, ông Mười nói và đánh giá, tính đến thời điểm này, (ngoại trừ Phú Mỹ Hưng), chưa có khu vực nào ở TP.HCM quy hoạch bài bản, hoàn chỉnh như Thủ Thiêm.
Và hơn hết, đến nay, hạ tầng Khu đô thị Thủ Thiêm đã được kết nối thông suốt với các khu vực trung tâm TP.HCM bằng những tuyến đường huyết mạch, như hầm vượt sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm 1 và 2, sắp tới là cầu Thủ Thiêm 3 và 4. Tương lai, những công trình biểu tượng như nhà hát giao hưởng, tháp quan sát cao 88 tầng, quảng trường trung tâm rộng 20 ha sẽ là những điểm nhấn cho khu đô thị hiện đại bậc nhất của TP.HCM.
Toàn cảnh Thủ Thiêm ngày nay
BỪNG SÁNG TRÊN “BẢN ĐỒ ĐẦU TƯ”
Trước năm 2011, rất ít doanh nghiệp nghĩ đến đầu tư dự án vào vùng đất khó khăn ấy. Nhưng Công ty Đại Quang Minh lại nghĩ khác, làm khác.
Nhớ lại thời kỳ đầu khi mới đầu tư vào Thủ Thiêm, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Quang Minh cho biết, năm 2011, Công ty mạnh dạn tiên phong khai hoang vùng đất đầy lau sậy quận 2 (nay là TP. Thủ Đức) không chỉ bằng niềm tin, mà bằng cả tâm huyết muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển Thủ Thiêm nói riêng và TP.HCM nói chung.
Thời điểm đó, Thủ Thiêm còn biệt lập với các khu vực khác trong Thành phố, vì hạ tầng giao thông thiếu thốn. Tuy nhiên, nhìn thấy tiềm năng to lớn của khu vực này, Đại Quang Minh quyết định đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng, bắt đầu với 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị Thủ Thiêm, rồi cầu Thủ Thiêm 2 và Khu đô thị Sala.
Sau khi Đại Quang Minh tiên phong đầu tư vào Thủ Thiêm, từ năm 2015 đến nay, Thủ Thiêm đã thay đổi ngoạn mục với tốc độ phát triển chóng mặt. Các “ông lớn” trong và ngoài nước như Đại Quang Minh, Lotte, GS, Keppel Land, Empire City, HVG... liên tục đổ vốn đầu tư vào khu vực này, biến Thủ Thiêm thành một trong những khu đô thị hiện đại bậc nhất TP.HCM.
Đến nay, các dự án hạ tầng do Đại Quang Minh thực hiện đã hoàn thành một phần, làm thay đổi diện mạo của khu đô thị này. “Chúng tôi cam kết sẽ hoàn thành các dự án trong Khu đô thị Sala và 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, đồng thời đầu tư vào các công trình an sinh xã hội để góp phần vào sự phát triển của TP. Thủ Đức và TP.HCM”, ông Dương cam kết với lãnh đạo TP.HCM tại cuộc gặp đầu năm nay.
Thủ Thiêm đứng trước thời khắc lịch sử khi ngày 4/1/2025, Văn phòng Chính phủ phối hợp với UBND TP.HCM và cơ quan chức năng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trong đó xác định TP.HCM sẽ là nơi đặt Trung tâm tài chính quốc tế.
Hội nghị Xây dựng Trung tâm tài chính tại Việt Nam do Bộ Tài chính phối hợp UBND TP.HCM tổ chức ngày 28/3 đã đề xuất lấy 564 ha đất Thủ Thiêm làm Trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM và xác định xây dựng trung tâm tài chính là nền tảng để TP.HCM nâng cao năng lực quản lý đô thị, phát triển bền vững và mở rộng hợp tác toàn diện với các quốc gia.
Tại Hội thảo Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP.HCM được tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh, TP.HCM xác định, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế là một chủ trương lớn, bước đi chiến lược nhằm tạo động lực tăng trưởng mới, có tầm ảnh hưởng khu vực. Hiện đề án này đã được dự thảo lần thứ 25, đang được hoàn thiện và dự kiến đưa ra thảo luận tại kỳ họp của Quốc hội khai mạc đầu tháng 5.
Trước các thông tin trên, dòng vốn đầu tư tiếp tục đổ về Thủ Thiêm để hoàn tất các công trình theo quy hoạch. Chỉ trong thời gian ngắn tới đây, giấc mơ về một Thủ Thiêm xứng tầm châu Á, nơi tập trung tài chính, văn hóa và sáng tạo, đang dần trở thành hiện thực.
Thành công của Thủ Thiêm không chỉ là câu chuyện về sự phát triển một khu đô thị, mà còn là bài học về tầm quan trọng của quy hoạch, không phải là một chiếc áo khoác bên ngoài, mà là nền tảng vững chắc cho một tương lai bền vững. Bài học này, giờ đây, không chỉ dành riêng cho Thủ Thiêm, mà còn cho hành trình vươn mình của TP.HCM, một thành phố không ngừng thay đổi và vươn lên.
Trung tâm huyện Củ Chi ngày nay
3.”Đất thép thành đồng” nở hoa
Củ Chi đang viết tiếp câu chuyện của “đất thép thành đồng” không chỉ bằng ký ức bất khuất vẫn vang vọng trong tâm thức bao thế hệ, mà bằng sự chuyển mình bền bỉ…
MẠCH SỐNG HỒI SINH
Mảnh đất từng đẫm khói bom và chất độc da cam đang bừng lên sức sống mới, với những nhà máy, khu công nghiệp, những cánh đồng nông nghiệp công nghệ cao, tuyến metro tương lai và giấc mơ trở thành thành phố vệ tinh sinh thái phía Tây Bắc TP.HCM từng ngày hiện rõ.
Dọc theo Quốc lộ 22, dòng xe nối dài vào các khu công nghiệp hiện đại của Củ Chi. Hai bên đường, thấp thoáng những cánh đồng rau công nghệ cao phủ kín nhà màng trắng, lấp lánh trong nắng sớm. Ở những công trình đang thi công, tiếng máy xúc, tiếng búa đập vang lên nhịp nhàng. Tất cả như đang dệt nên một bản hòa âm về sự hồi sinh mạnh mẽ.
Nhắc về quá khứ 50 năm trước, ông Nguyễn Quyết Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Củ Chi, không giấu được xúc động: “Sau ngày miền Nam giải phóng, Củ Chi gần như không còn nơi nào lành lặn. Hàng chục ngàn ngôi nhà cháy sập, ruộng vườn bị cày xới, mặt đất loang lổ hố bom, trong lòng đất còn ẩn chứa bom mìn, trên mặt đất là cỏ Mỹ mọc tràn lan…”.
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng tinh thần anh dũng của quân dân Củ Chi vẫn còn vang vọng. Từ nền tảng ấy, chúng tôi kêu gọi người dân, doanh nghiệp hãy tự hào, sáng tạo và đồng hành cùng sự phát triển bền vững của vùng đất thép.
- Ông Nguyễn Quyết Thắng, Bí thư Huyện ủy Củ Chi
Để có được diện mạo tươi sáng hôm nay là cả một hành trình tái thiết với biết bao gian nan. Đầu tiên là phong trào “tiếp sức cùng bộ đội công binh” rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, trả lại sự sống cho những cánh đồng chết. Đến năm 1985, công trình kênh Đông Củ Chi dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng chính thức hoàn thành, mở ra kỳ tích rửa phèn, cải tạo đất, đưa nông nghiệp phát triển, người dân thoát nghèo, xóa đói, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Những năm sau đó, chương trình điện khí hóa nông thôn trở thành “chìa khóa” mở cánh cửa phát triển, đặt nền móng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ven đô… “Giờ đây, diện mạo Củ Chi đã thay đổi toàn diện. Đời sống người dân được nâng cao rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt hơn 94 triệu đồng. Hệ thống y tế, giáo dục được đầu tư bài bản…”, ông Thắng chia sẻ.
CHUYỆN CỦA NGƯỜI THƯƠNG ĐẤT CỦ CHI
Hành trình hồi sinh của Củ Chi không chỉ được kể bằng các con số tăng trưởng, những tuyến đường bê tông hóa nối liền thôn xóm. Đó còn là những câu chuyện rất đỗi đời thường, như cách một người dân bình dị âm thầm biến mảnh đất phèn cằn cỗi trở thành khu vườn xanh ngát, gieo ước mơ cho thế hệ mai sau.
Tại xã Tân Thạnh Đông, chúng tôi gặp bà Bùi Thị Thu Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch Vĩ Thành (chủ đầu tư Khu du lịch Green Park) - người phụ nữ gắn bó cả đời với vùng đất thép. Bà kể về ký ức tuổi thơ như thể mọi thứ chỉ mới hôm qua: “Hồi nhỏ, tụi tôi đi học phải men theo bờ ruộng, có đoạn đứt gãy, muốn đi tiếp thì phải lội bùn ngang đầu gối. Nghĩ lại còn thấy rùng mình”.
Dần dần, những con đường từng chỉ đủ xe đạp tránh nhau đã được trải nhựa rộng rãi. Hai bên đường, sắc vàng hoa chuông rực rỡ mỗi độ sớm mai làm bừng sáng cả vùng quê đang chuyển mình. Những mái nhà tranh vách đất năm xưa nhường chỗ cho những ngôi nhà xây kiên cố. Điện, nước sạch, trường học, trạm y tế… đã len lỏi vào tận các xóm ấp.
Xúc động trước sự đổi thay của quê hương, bà Thảo cũng không khỏi trăn trở: “Làm sao để giữ gìn tình yêu đất cho thế hệ trẻ?”. Bà tìm câu trả lời trên chính mảnh đất vừa gò, vừa gần sông, nhưng phía dưới phèn nặng. “Tôi trồng cây ăn trái, rễ cây vừa chạm đất dưới là chết sạch, xót xa lắm”, bà kể.
Thay vì nản lòng, bà bắt đầu cải tạo. Từng bao vôi, từng đợt phân bò, từng luống đất được cày xới lại… Và rồi, Green Park - khu dã ngoại sinh thái do bà Thảo gây dựng dần hình thành. Không cầu kỳ, không sang trọng, nơi đây là một không gian mở cho hàng trăm em nhỏ trải nghiệm đời sống nông thôn: mặc áo nâu, xách nơm, lội bùn, trồng rau, bắt cá, vượt cầu dây…
“Tôi làm Green Park không phải để kinh doanh đơn thuần. Tôi muốn lũ trẻ biết thương đất, thương quê như cách cha mẹ tôi đã dạy tôi ngày xưa”, bà Thảo nói, mắt ánh lên niềm tin. Với bà, cải tạo đất không chỉ để trồng cây, mà còn để gieo tình yêu quê hương đang dần nhạt phai trong thế hệ thời công nghệ.
NHỮNG CÁNH HOA TRÊN ĐẤT THÉP
Nếu Green Park là minh chứng cho sức sống hồi sinh từ đất cằn, thì ở nhiều nơi khác trên vùng đất thép này, những hạt mầm mới cũng đang vươn lên không chỉ bằng niềm tin, mà bằng cả công nghệ và khát vọng đổi thay. Câu chuyện của Nguyễn Ngọc Hương và ông Bùi Văn Cường, hai con người, hai thế hệ - là hai lát cắt tiêu biểu của hành trình ấy.
Năm 2015, khi bạn bè chọn phố thị để lập nghiệp, Hương - cô gái sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành tài chính, lại hướng về Củ Chi, với quyết định… trồng rau má. Loài cây thường bị lãng quên ven đường này lại trở thành “cây vàng xanh” trong tầm nhìn của Hương. Cô đã biến nó thành sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, phân phối. Giờ đây, các sản phẩm mang thương hiệu Rau má Quảng Thanh của cô đã được xuất khẩu sang châu Âu.
Còn ông Bùi Văn Cường đã âm thầm tạo nên “kỳ tích” với trang trại hoa lan Mokara ở xã Phước Hiệp. Gần 120.000 gốc lan dưới mái lưới kháng nắng là thành quả từ 5 tỷ đồng đầu tư, cùng sự nhạy bén trong áp dụng công nghệ. Ông Cường từng bước xây dựng quy trình khép kín, từ chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch và tiêu thụ. Sản lượng của trang trại hiện đạt 70.000 cành mỗi tháng, thu nhập hơn 150 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
Nếu câu chuyện của Hương là minh chứng cho tinh thần dấn thân, đổi mới, thì hành trình của ông Cường là lời khẳng định về sự bền bỉ và khả năng thích ứng của người nông dân truyền thống. Dù khác thế hệ, nhưng họ có điểm chung: chọn công nghệ làm chìa khóa, chọn đất thép làm khởi đầu cho tương lai.
Và họ không còn đơn độc. Ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang nở rộ tại Củ Chi. Từ trang trại rau hữu cơ đến vườn lan ứng dụng IoT (Internet vạn vật), từ thanh niên lập nghiệp đến lão nông chuyển mình, họ đang viết tiếp chương mới cho vùng đất một thời khói lửa. Tất cả đang hòa vào nhau, tạo nên diện mạo mới cho Củ Chi: một vùng đất đang lặng lẽ... nở hoa giữa thời đại nông nghiệp thông minh.
CỰC TĂNG TRƯỞNG LẶNG THẦM
Khi những mầm xanh bắt đầu bén rễ trên đất thép, một luồng sinh khí khác cũng âm thầm lan tỏa trong các bản thiết kế đô thị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược, nhiều doanh nghiệp như Kido đã sớm nhìn thấy tiềm năng của vùng đất này.
“Khi Kido đầu tư vào Củ Chi năm 2003, hạ tầng còn sơ khai, nhưng vị trí chiến lược, giao thông thuận lợi và quỹ đất rộng đủ để chúng tôi bắt tay vào sản xuất”, ông Đặng Phước Quang Văn, Phó tổng giám đốc Nhà máy Kido Củ Chi chia sẻ.
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đã qua, Kido khẳng định, lựa chọn năm ấy là đúng đắn. Kido đang chuẩn bị mở rộng quy mô với kế hoạch tăng công suất nhà máy hiện hữu và xây thêm nhà máy “xanh” trên diện tích 6.800 m2. “Chúng tôi kỳ vọng Củ Chi sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới của TP.HCM,” ông Văn nói.
Ngoài Kido, Củ Chi còn là địa chỉ đầu tư của nhiều tập đoàn lớn, như Vingroup với đề xuất đầu tư khu đô thị sinh thái thông minh; Saigontel muốn xây trung tâm dữ liệu tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung; CMIA Capital Partners (Singapore) lên kế hoạch đầu tư khu đô thị sinh thái công nghệ cao trị giá 1,6 tỷ USD…
Giữa dòng chảy ấy, một “siêu dự án” vừa chính thức khởi công, đó là Trung tâm Dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung. Dự án được triển khai trên diện tích gần 4 ha, tổng công suất thiết kế lên tới 140 MW điện, với khoảng 10.000 tủ rack. Trung tâm được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế Uptime Tier III, tương lai sẽ trở thành cột mốc đặc biệt trên hành trình số hóa của TP.HCM.
Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Viettel, đây sẽ là dự án công nghệ mang đậm dấu ấn Việt. Toàn bộ Trung tâm sẽ được vận hành bởi trí tuệ nhân tạo (AI) do chính Viettel phát triển, có khả năng xử lý hàng triệu điểm giám sát theo thời gian thực, tự học và tối ưu liên tục. Từ bảo mật, giám sát đến điều phối an ninh số - tất cả đều do người Việt làm chủ, không phụ thuộc bên thứ ba.
Kỳ vọng vào dự án này không chỉ đến từ Viettel. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng đánh giá, trung tâm dữ liệu này không chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với Viettel, mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho Thành phố trong phát triển hạ tầng số, xây dựng đô thị thông minh và chính quyền số…
Củ Chi đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” mới về kinh tế, về tri thức và tầm nhìn dài hạn cho tương lai số của TP.HCM. Theo quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Củ Chi sẽ trở thành đô thị vệ tinh, trung tâm công nghiệp công nghệ cao, kết hợp với nông nghiệp hiện đại, thương mại - dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đang được triển khai như đường Vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, mở rộng Quốc lộ 22... Cùng với đó là hệ thống metro tương lai gồm 4 tuyến kết nối trực tiếp đến Củ Chi và cảng du thuyền phục vụ phát triển du lịch lịch sử.
Lễ khởi công Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
4. Cần Giờ vươn mình với khát vọng trở thành thành phố biển
Với làn sóng đầu tư mới đang đổ về, Cần Giờ không còn là vùng đất ven biển bị lãng quên, mà từng bước vươn mình với khát vọng trở thành đô thị biển hiện đại bậc nhất phía Nam.
VÙNG ĐẤT “3 KHÔNG”” - KHÔNG ĐƯỜNG, KHÔNG ĐIỆN, KHÔNG NƯỚC SẠCH
Một buổi sáng, trên vùng biển 30/4, khi những tia nắng đầu tiên chạm nhẹ mặt sóng, từng cánh chim biển chao lượn như góp lời chào mừng một dấu mốc đặc biệt của Cần Giờ - Lễ khởi công xây dựng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Ánh mắt của những người có mặt hôm ấy đều sáng lên niềm tin về một tương lai mà Cần Giờ vươn mình mạnh mẽ để trở thành một đô thị sinh thái ven biển đẳng cấp, đáng sống. Tiếng vỗ tay vang lên khi nghi thức động thổ diễn ra, mở ra một chương mới cho vùng đất từng là “nút chặn thép” của địch, canh giữ đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội đô Sài Gòn.
Với những người đã sinh sống và gắn bó tại vùng đất này từ những ngày đầu như ông Lê Văn Toàn (ngụ tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ), một cựu binh năm nay đã bước sang tuổi 70, sau ngày 30/4/1975, Cần Giờ không chỉ lật sang trang sử mới, mà còn bước vào một hành trình hồi sinh đầy gian khổ.
Tôi tin rằng, trong 5 - 7 năm tới, Cần Giờ sẽ là một vùng đất hoàn toàn khác, không chỉ là điểm đến của người dân TP.HCM, mà là của cả thế giới.
- Ông Hoàng Liên Sơn, Tổng giám đốc Công ty Alpha Real
Trên bản đồ hành chính, nơi đây từng là quận Cần Giờ của TP. Sài Gòn cũ, rồi sáp nhập với Quảng Xuyên thành huyện Duyên Hải, thuộc tỉnh Đồng Nai; đến năm 1978, lại chuyển về trực thuộc TP.HCM, nhưng vẫn giữ tên gọi cũ. Phải đến ngày 18/12/1991, cái tên Cần Giờ mới chính thức trở lại, gắn bó đến tận hôm nay.
Thế nhưng, lịch sử không chỉ được viết bằng những dòng lệnh hành chính, mà nằm trong từng giọt mồ hôi, từng bước chân lấm bùn đất của người dân nơi đây. “Sau giải phóng, tôi ở lại luôn trong Nam. Hồi đó, cuộc sống cực lắm. Thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần”, chỉ về phía rừng đước xa xa, ông Toàn bắt đầu câu chuyện.
Ngày ông mới đến, Cần Giờ còn hoang sơ, chủ yếu là rừng, kênh rạch, sông nước. Dân cư thưa thớt, đường sá lầy lội, phương tiện di chuyển chỉ có vài chuyến xe mỗi ngày và những chiếc đò nhỏ chở hàng hóa, người dân chen chúc lên thành phố. “Đi từ đây lên Sài Gòn phải qua ba cái phà, trễ một chuyến là đợi cả ngày”, ông Toàn nhớ lại.
Cũng đặt chân đến mảnh đất Cần Giờ từ những ngày đầu giải phóng, nên khi nói về cuộc sống thời đó, ông Nguyễn Hữu Lợi, nhà ở đường Thạnh Thới, xã Long Hòa, không nén nổi tiếng thở dài. Ông Lợi kể, nhà cửa của người dân lúc đó toàn bằng lá cây dừa nước, vách ván mỏng manh, xi măng, gạch ngói là thứ xa xỉ. Trong sinh hoạt, nước ngọt không có, phải hứng nước mưa vào khạp, lu để dùng dần.
Năm 1980, Cần Giờ mới có điện với máy phát công suất 100 kW và chỉ có thị trấn Cần Thạnh được sử dụng điện 3 giờ mỗi ngày (từ 18 giờ đến 21 giờ). Đến năm 1989 - 1990, lưới điện quốc gia mới vượt sông Soài Rạp về vùng đất xa xôi này.
“Mà đâu phải ai cũng có thiết bị điện để sử dụng. Thời điểm đó, người dân ở đây chủ yếu nấu ăn bằng củi và cỏ khô, thắp đèn dầu, đào giếng lấy nước nhưng gặp nước lợ, nước mặn là chuyện thường. Việc sinh nở cũng gian truân vì không có bệnh viện, toàn sinh ở nhà, ai biết đỡ thì giúp, chuyển đi bệnh viện trên thành phố là chuyện không tưởng”, ông Lợi nói.
VƯƠN MÌNH TRONG “NHỊP THỞ” MỚI”
Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Cần Giờ đang thay da đổi thịt từng ngày. Người dân sinh sống bằng nghề truyền thống: đánh bắt cá, làm thuê, buôn bán nhỏ, trồng xoài. Chợ Hàm Dương, thị trấn Cần Thạnh đón thêm khách du lịch. Dù không đông đúc, nhưng đủ để thấy, nhịp sống vùng đất này đã sôi động hơn.
Đứng trên bờ biển 30/4, ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ chia sẻ với niềm tự hào: “Từ một căn cứ quân sự tiền tiêu, giao thông hầu như chỉ trông vào đường thủy, toàn huyện khi đó chỉ có 13 km đường nhựa nối liền hai xã, đến hôm nay, những tuyến đường rộng mở đã bắc nhịp thông thương từ Cần Giờ về Thành phố và lan tỏa đến hầu hết các xã, chỉ duy nhất xã đảo Thạnh An còn cách trở bởi sông nước”.
Lưới điện quốc gia đã phủ kín toàn huyện, kể cả đảo Thạnh An. Từ một nơi dân cư nghèo nàn, học vấn thấp, Cần Giờ đang đứng trước ngưỡng không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Những ngôi trường vách lá, nền đất đã được thay thế bằng những dãy lớp học khang trang, sạch đẹp. Hệ thống y tế không còn những trạm sơ cứu đơn sơ, mà đã tiến gần tiêu chuẩn phục vụ khám chữa bệnh cho cộng đồng, chăm lo sức khỏe người dân một cách căn cơ, bền vững.
Đặc biệt hơn, mảnh đất xác xơ, bị tàn phá bởi chiến tranh đã hồi sinh một cách kỳ diệu. Rừng sác Cần Giờ đã trở thành lá phổi xanh của TP.HCM, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam. Không dừng lại ở đó, nơi đây đang được lập hồ sơ đề cử trở thành khu Ramsar - đánh dấu bước phát triển mới trong bảo tồn thiên nhiên.
CÚ HÍCH TỪ ““SIÊU” DỰ ÁN” LẤN BIỂN
Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ được quy hoạch và phát triển bài bản theo mô hình ESG chuẩn quốc tế gồm 3 trụ cột xanh - thông minh - sinh thái, hướng đến mục tiêu trở thành “thiên đường” vui chơi giải trí đẳng cấp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng của Việt Nam.
“Chúng tôi xác định, phát triển đô thị tại Cần Giờ không thể đi theo lối mòn, mà cần mang một cách tiếp cận hoàn toàn mới, kết hợp hài hòa và cân bằng giữa phát triển và bảo tồn, nơi sự hiện đại và thiên nhiên cộng hưởng với nhau để nâng cao chất lượng sống của con người”, ông Quang nhấn mạnh.
Đối với TP.HCM, Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ là một biểu tượng mới cho khát vọng vươn lên. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải chia sẻ, Thành phố đang bước vào giai đoạn phát triển mới với yêu cầu đột phá về không gian đô thị, mô hình kinh tế và chất lượng sống. Việc hình thành một khu đô thị sinh thái thông minh, nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế tại Cần Giờ là bước đi tiên phong, phù hợp với định hướng chiến lược của Trung ương về phát triển bền vững kinh tế biển.
Cần Giờ là vùng đất duy nhất của TP.HCM giáp biển, hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành cực tăng trưởng mới. Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ không chỉ là một công trình quy mô, mà còn là biểu tượng của một tầm nhìn chiến lược về phát triển đô thị sinh thái ven biển cho TP.HCM và cả vùng Đông Nam bộ trong tương lai.
KHÁT VỌNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ BIỂN
Một đô thị sinh thái kiểu mẫu đang hình thành trên nền đất rừng, biển từng chỉ được biết đến bởi sự hoang sơ. Sau 50 năm giải phóng, giấc mơ vươn ra biển lớn của Cần Giờ bắt đầu thành hình từ chính những bước chân đầu tiên, vững vàng và đầy khát vọng.
Nhìn thấy tiềm năng rất lớn của vùng đất Cần Giờ, nhiều nhà đầu tư đang đổ về, mang theo những dự án quy mô hàng tỷ USD. Cùng với Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, Vingroup đã gửi văn bản đến UBND TP.HCM đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm Thành phố với huyện Cần Giờ, chiều dài 48,5 km. Dự án được đầu tư với quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, đi trên cao với tốc độ 250 km/h, đáp ứng năng lực chuyên chở 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ, tổng mức đầu tư lên đến hơn 4 tỷ USD.
Một “siêu dự án” khác tại Cần Giờ đang được gấp rút hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công là Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với vốn đầu tư lên đến hơn 4,8 tỷ USD, dự kiến phân kỳ thành 7 giai đoạn. Bên cạnh tuyến đường sắt, TP.HCM đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cầu Cần Giờ kết nối với huyện Nhà Bè dài 7,3 km, rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư 11.087 tỷ đồng.
Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đến nay, có ít nhất 4 nhà đầu tư gửi văn bản đến UBND TP.HCM đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ với số vốn hàng tỷ USD. Ước tính sơ bộ, các dự án được đề xuất đầu tư vào Cần Giờ thời gian qua có tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ USD.
Với ông Hoàng Liên Sơn, Tổng giám đốc Công ty Alpha Real, hành trình chuyển mình của Cần Giờ không còn là một câu chuyện xa vời, khi Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chính thức khởi công. Ông cho rằng, đây là một “cú hích” đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư đến Cần Giờ.
3.”Đất thép thành đồng” nở hoa
Củ Chi đang viết tiếp câu chuyện của “đất thép thành đồng” không chỉ bằng ký ức bất khuất vẫn vang vọng trong tâm thức bao thế hệ, mà bằng sự chuyển mình bền bỉ…
Mạch sống hồi sinh
Mảnh đất từng đẫm khói bom và chất độc da cam đang bừng lên sức sống mới, với những nhà máy, khu công nghiệp, những cánh đồng nông nghiệp công nghệ cao, tuyến metro tương lai và giấc mơ trở thành thành phố vệ tinh sinh thái phía Tây Bắc TP.HCM từng ngày hiện rõ.
Dọc theo Quốc lộ 22, dòng xe nối dài vào các khu công nghiệp hiện đại của Củ Chi. Hai bên đường, thấp thoáng những cánh đồng rau công nghệ cao phủ kín nhà màng trắng, lấp lánh trong nắng sớm. Ở những công trình đang thi công, tiếng máy xúc, tiếng búa đập vang lên nhịp nhàng. Tất cả như đang dệt nên một bản hòa âm về sự hồi sinh mạnh mẽ.
Nhắc về quá khứ 50 năm trước, ông Nguyễn Quyết Thắng, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Củ Chi, không giấu được xúc động: “Sau ngày miền Nam giải phóng, Củ Chi gần như không còn nơi nào lành lặn. Hàng chục ngàn ngôi nhà cháy sập, ruộng vườn bị cày xới, mặt đất loang lổ hố bom, trong lòng đất còn ẩn chứa bom mìn, trên mặt đất là cỏ Mỹ mọc tràn lan…”.
Để có được diện mạo tươi sáng hôm nay là cả một hành trình tái thiết với biết bao gian nan. Đầu tiên là phong trào “tiếp sức cùng bộ đội công binh” rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, trả lại sự sống cho những cánh đồng chết. Đến năm 1985, công trình kênh Đông Củ Chi dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng chính thức hoàn thành, mở ra kỳ tích rửa phèn, cải tạo đất, đưa nông nghiệp phát triển, người dân thoát nghèo, xóa đói, vươn lên làm chủ cuộc sống.
Những năm sau đó, chương trình điện khí hóa nông thôn trở thành “chìa khóa” mở cánh cửa phát triển, đặt nền móng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ven đô… “Giờ đây, diện mạo Củ Chi đã thay đổi toàn diện. Đời sống người dân được nâng cao rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt hơn 94 triệu đồng. Hệ thống y tế, giáo dục được đầu tư bài bản…”, ông Thắng chia sẻ.
Chuyện của người thương đất Củ Chi
Hành trình hồi sinh của Củ Chi không chỉ được kể bằng các con số tăng trưởng, những tuyến đường bê tông hóa nối liền thôn xóm. Đó còn là những câu chuyện rất đỗi đời thường, như cách một người dân bình dị âm thầm biến mảnh đất phèn cằn cỗi trở thành khu vườn xanh ngát, gieo ước mơ cho thế hệ mai sau.
Tại xã Tân Thạnh Đông, chúng tôi gặp bà Bùi Thị Thu Thảo, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại du lịch Vĩ Thành (chủ đầu tư Khu du lịch Green Park) - người phụ nữ gắn bó cả đời với vùng đất thép. Bà kể về ký ức tuổi thơ như thể mọi thứ chỉ mới hôm qua: “Hồi nhỏ, tụi tôi đi học phải men theo bờ ruộng, có đoạn đứt gãy, muốn đi tiếp thì phải lội bùn ngang đầu gối. Nghĩ lại còn thấy rùng mình”.
Dần dần, những con đường từng chỉ đủ xe đạp tránh nhau đã được trải nhựa rộng rãi. Hai bên đường, sắc vàng hoa chuông rực rỡ mỗi độ sớm mai làm bừng sáng cả vùng quê đang chuyển mình. Những mái nhà tranh vách đất năm xưa nhường chỗ cho những ngôi nhà xây kiên cố. Điện, nước sạch, trường học, trạm y tế… đã len lỏi vào tận các xóm ấp.
Xúc động trước sự đổi thay của quê hương, bà Thảo cũng không khỏi trăn trở: “Làm sao để giữ gìn tình yêu đất cho thế hệ trẻ?”. Bà tìm câu trả lời trên chính mảnh đất vừa gò, vừa gần sông, nhưng phía dưới phèn nặng. “Tôi trồng cây ăn trái, rễ cây vừa chạm đất dưới là chết sạch, xót xa lắm”, bà kể.
Thay vì nản lòng, bà bắt đầu cải tạo. Từng bao vôi, từng đợt phân bò, từng luống đất được cày xới lại… Và rồi, Green Park - khu dã ngoại sinh thái do bà Thảo gây dựng dần hình thành. Không cầu kỳ, không sang trọng, nơi đây là một không gian mở cho hàng trăm em nhỏ trải nghiệm đời sống nông thôn: mặc áo nâu, xách nơm, lội bùn, trồng rau, bắt cá, vượt cầu dây…
“Tôi làm Green Park không phải để kinh doanh đơn thuần. Tôi muốn lũ trẻ biết thương đất, thương quê như cách cha mẹ tôi đã dạy tôi ngày xưa”, bà Thảo nói, mắt ánh lên niềm tin. Với bà, cải tạo đất không chỉ để trồng cây, mà còn để gieo tình yêu quê hương đang dần nhạt phai trong thế hệ thời công nghệ.
Những cánh hoa trên đất thép
Nếu Green Park là minh chứng cho sức sống hồi sinh từ đất cằn, thì ở nhiều nơi khác trên vùng đất thép này, những hạt mầm mới cũng đang vươn lên không chỉ bằng niềm tin, mà bằng cả công nghệ và khát vọng đổi thay. Câu chuyện của Nguyễn Ngọc Hương và ông Bùi Văn Cường, hai con người, hai thế hệ - là hai lát cắt tiêu biểu của hành trình ấy.
Năm 2015, khi bạn bè chọn phố thị để lập nghiệp, Hương - cô gái sinh năm 1991, tốt nghiệp ngành tài chính, lại hướng về Củ Chi, với quyết định… trồng rau má. Loài cây thường bị lãng quên ven đường này lại trở thành “cây vàng xanh” trong tầm nhìn của Hương. Cô đã biến nó thành sản phẩm đạt chuẩn quốc tế, xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, phân phối. Giờ đây, các sản phẩm mang thương hiệu Rau má Quảng Thanh của cô đã được xuất khẩu sang châu Âu.
Còn ông Bùi Văn Cường đã âm thầm tạo nên “kỳ tích” với trang trại hoa lan Mokara ở xã Phước Hiệp. Gần 120.000 gốc lan dưới mái lưới kháng nắng là thành quả từ 5 tỷ đồng đầu tư, cùng sự nhạy bén trong áp dụng công nghệ. Ông Cường từng bước xây dựng quy trình khép kín, từ chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch và tiêu thụ. Sản lượng của trang trại hiện đạt 70.000 cành mỗi tháng, thu nhập hơn 150 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí.
Nếu câu chuyện của Hương là minh chứng cho tinh thần dấn thân, đổi mới, thì hành trình của ông Cường là lời khẳng định về sự bền bỉ và khả năng thích ứng của người nông dân truyền thống. Dù khác thế hệ, nhưng họ có điểm chung: chọn công nghệ làm chìa khóa, chọn đất thép làm khởi đầu cho tương lai.
Và họ không còn đơn độc. Ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đang nở rộ tại Củ Chi. Từ trang trại rau hữu cơ đến vườn lan ứng dụng IoT (Internet vạn vật), từ thanh niên lập nghiệp đến lão nông chuyển mình, họ đang viết tiếp chương mới cho vùng đất một thời khói lửa. Tất cả đang hòa vào nhau, tạo nên diện mạo mới cho Củ Chi: một vùng đất đang lặng lẽ... nở hoa giữa thời đại nông nghiệp thông minh.
Cực tăng trưởng lặng thầm
Khi những mầm xanh bắt đầu bén rễ trên đất thép, một luồng sinh khí khác cũng âm thầm lan tỏa trong các bản thiết kế đô thị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược, nhiều doanh nghiệp như Kido đã sớm nhìn thấy tiềm năng của vùng đất này.
“Khi Kido đầu tư vào Củ Chi năm 2003, hạ tầng còn sơ khai, nhưng vị trí chiến lược, giao thông thuận lợi và quỹ đất rộng đủ để chúng tôi bắt tay vào sản xuất”, ông Đặng Phước Quang Văn, Phó tổng giám đốc Nhà máy Kido Củ Chi chia sẻ.
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm đã qua, Kido khẳng định, lựa chọn năm ấy là đúng đắn. Kido đang chuẩn bị mở rộng quy mô với kế hoạch tăng công suất nhà máy hiện hữu và xây thêm nhà máy “xanh” trên diện tích 6.800 m2. “Chúng tôi kỳ vọng Củ Chi sẽ trở thành một cực tăng trưởng mới của TP.HCM,” ông Văn nói.
Ngoài Kido, Củ Chi còn là địa chỉ đầu tư của nhiều tập đoàn lớn, như Vingroup với đề xuất đầu tư khu đô thị sinh thái thông minh; Saigontel muốn xây trung tâm dữ liệu tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung; CMIA Capital Partners (Singapore) lên kế hoạch đầu tư khu đô thị sinh thái công nghệ cao trị giá 1,6 tỷ USD…
Giữa dòng chảy ấy, một “siêu dự án” vừa chính thức khởi công, đó là Trung tâm Dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao Viettel tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung. Dự án được triển khai trên diện tích gần 4 ha, tổng công suất thiết kế lên tới 140 MW điện, với khoảng 10.000 tủ rack. Trung tâm được thiết kế và vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế Uptime Tier III, tương lai sẽ trở thành cột mốc đặc biệt trên hành trình số hóa của TP.HCM.
Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Viettel, đây sẽ là dự án công nghệ mang đậm dấu ấn Việt. Toàn bộ Trung tâm sẽ được vận hành bởi trí tuệ nhân tạo (AI) do chính Viettel phát triển, có khả năng xử lý hàng triệu điểm giám sát theo thời gian thực, tự học và tối ưu liên tục. Từ bảo mật, giám sát đến điều phối an ninh số - tất cả đều do người Việt làm chủ, không phụ thuộc bên thứ ba.
Kỳ vọng vào dự án này không chỉ đến từ Viettel. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng đánh giá, trung tâm dữ liệu này không chỉ mang ý nghĩa chiến lược đối với Viettel, mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho Thành phố trong phát triển hạ tầng số, xây dựng đô thị thông minh và chính quyền số…
Củ Chi đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” mới về kinh tế, về tri thức và tầm nhìn dài hạn cho tương lai số của TP.HCM. Theo quy hoạch TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Củ Chi sẽ trở thành đô thị vệ tinh, trung tâm công nghiệp công nghệ cao, kết hợp với nông nghiệp hiện đại, thương mại - dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế và bảo tồn các giá trị văn hóa - lịch sử.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đang được triển khai như đường Vành đai 3, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, mở rộng Quốc lộ 22... Cùng với đó là hệ thống metro tương lai gồm 4 tuyến kết nối trực tiếp đến Củ Chi và cảng du thuyền phục vụ phát triển du lịch lịch sử.
4. Cần Giờ vươn mình với khát vọng trở thành thành phố biển
Với làn sóng đầu tư mới đang đổ về, Cần Giờ không còn là vùng đất ven biển bị lãng quên, mà từng bước vươn mình với khát vọng trở thành đô thị biển hiện đại bậc nhất phía Nam.
VÙNG ĐẤT “3 KHÔNG”” - KHÔNG ĐƯỜNG, KHÔNG ĐIỆN, KHÔNG NƯỚC SẠCH
Một buổi sáng, trên vùng biển 30/4, khi những tia nắng đầu tiên chạm nhẹ mặt sóng, từng cánh chim biển chao lượn như góp lời chào mừng một dấu mốc đặc biệt của Cần Giờ - Lễ khởi công xây dựng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.
Ánh mắt của những người có mặt hôm ấy đều sáng lên niềm tin về một tương lai mà Cần Giờ vươn mình mạnh mẽ để trở thành một đô thị sinh thái ven biển đẳng cấp, đáng sống. Tiếng vỗ tay vang lên khi nghi thức động thổ diễn ra, mở ra một chương mới cho vùng đất từng là “nút chặn thép” của địch, canh giữ đường thủy huyết mạch từ Biển Đông vào nội đô Sài Gòn.
Với những người đã sinh sống và gắn bó tại vùng đất này từ những ngày đầu như ông Lê Văn Toàn (ngụ tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ), một cựu binh năm nay đã bước sang tuổi 70, sau ngày 30/4/1975, Cần Giờ không chỉ lật sang trang sử mới, mà còn bước vào một hành trình hồi sinh đầy gian khổ.
Trên bản đồ hành chính, nơi đây từng là quận Cần Giờ của TP. Sài Gòn cũ, rồi sáp nhập với Quảng Xuyên thành huyện Duyên Hải, thuộc tỉnh Đồng Nai; đến năm 1978, lại chuyển về trực thuộc TP.HCM, nhưng vẫn giữ tên gọi cũ. Phải đến ngày 18/12/1991, cái tên Cần Giờ mới chính thức trở lại, gắn bó đến tận hôm nay.
Thế nhưng, lịch sử không chỉ được viết bằng những dòng lệnh hành chính, mà nằm trong từng giọt mồ hôi, từng bước chân lấm bùn đất của người dân nơi đây. “Sau giải phóng, tôi ở lại luôn trong Nam. Hồi đó, cuộc sống cực lắm. Thiếu thốn từ vật chất đến tinh thần”, chỉ về phía rừng đước xa xa, ông Toàn bắt đầu câu chuyện.
Ngày ông mới đến, Cần Giờ còn hoang sơ, chủ yếu là rừng, kênh rạch, sông nước. Dân cư thưa thớt, đường sá lầy lội, phương tiện di chuyển chỉ có vài chuyến xe mỗi ngày và những chiếc đò nhỏ chở hàng hóa, người dân chen chúc lên thành phố. “Đi từ đây lên Sài Gòn phải qua ba cái phà, trễ một chuyến là đợi cả ngày”, ông Toàn nhớ lại.
Cũng đặt chân đến mảnh đất Cần Giờ từ những ngày đầu giải phóng, nên khi nói về cuộc sống thời đó, ông Nguyễn Hữu Lợi, nhà ở đường Thạnh Thới, xã Long Hòa, không nén nổi tiếng thở dài. Ông Lợi kể, nhà cửa của người dân lúc đó toàn bằng lá cây dừa nước, vách ván mỏng manh, xi măng, gạch ngói là thứ xa xỉ. Trong sinh hoạt, nước ngọt không có, phải hứng nước mưa vào khạp, lu để dùng dần.
Năm 1980, Cần Giờ mới có điện với máy phát công suất 100 kW và chỉ có thị trấn Cần Thạnh được sử dụng điện 3 giờ mỗi ngày (từ 18 giờ đến 21 giờ). Đến năm 1989 - 1990, lưới điện quốc gia mới vượt sông Soài Rạp về vùng đất xa xôi này.
“Mà đâu phải ai cũng có thiết bị điện để sử dụng. Thời điểm đó, người dân ở đây chủ yếu nấu ăn bằng củi và cỏ khô, thắp đèn dầu, đào giếng lấy nước nhưng gặp nước lợ, nước mặn là chuyện thường. Việc sinh nở cũng gian truân vì không có bệnh viện, toàn sinh ở nhà, ai biết đỡ thì giúp, chuyển đi bệnh viện trên thành phố là chuyện không tưởng”, ông Lợi nói.
VƯƠN MÌNH TRONG “NHỊP THỞ” MỚI”
Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, Cần Giờ đang thay da đổi thịt từng ngày. Người dân sinh sống bằng nghề truyền thống: đánh bắt cá, làm thuê, buôn bán nhỏ, trồng xoài. Chợ Hàm Dương, thị trấn Cần Thạnh đón thêm khách du lịch. Dù không đông đúc, nhưng đủ để thấy, nhịp sống vùng đất này đã sôi động hơn.
Đứng trên bờ biển 30/4, ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ chia sẻ với niềm tự hào: “Từ một căn cứ quân sự tiền tiêu, giao thông hầu như chỉ trông vào đường thủy, toàn huyện khi đó chỉ có 13 km đường nhựa nối liền hai xã, đến hôm nay, những tuyến đường rộng mở đã bắc nhịp thông thương từ Cần Giờ về Thành phố và lan tỏa đến hầu hết các xã, chỉ duy nhất xã đảo Thạnh An còn cách trở bởi sông nước”.
Lưới điện quốc gia đã phủ kín toàn huyện, kể cả đảo Thạnh An. Từ một nơi dân cư nghèo nàn, học vấn thấp, Cần Giờ đang đứng trước ngưỡng không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. Những ngôi trường vách lá, nền đất đã được thay thế bằng những dãy lớp học khang trang, sạch đẹp. Hệ thống y tế không còn những trạm sơ cứu đơn sơ, mà đã tiến gần tiêu chuẩn phục vụ khám chữa bệnh cho cộng đồng, chăm lo sức khỏe người dân một cách căn cơ, bền vững.
Đặc biệt hơn, mảnh đất xác xơ, bị tàn phá bởi chiến tranh đã hồi sinh một cách kỳ diệu. Rừng sác Cần Giờ đã trở thành lá phổi xanh của TP.HCM, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam. Không dừng lại ở đó, nơi đây đang được lập hồ sơ đề cử trở thành khu Ramsar - đánh dấu bước phát triển mới trong bảo tồn thiên nhiên.
CÚ HÍCH TỪ ““SIÊU” DỰ ÁN” LẤN BIỂN
Theo ông Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ được quy hoạch và phát triển bài bản theo mô hình ESG chuẩn quốc tế gồm 3 trụ cột xanh - thông minh - sinh thái, hướng đến mục tiêu trở thành “thiên đường” vui chơi giải trí đẳng cấp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lý tưởng của Việt Nam.
“Chúng tôi xác định, phát triển đô thị tại Cần Giờ không thể đi theo lối mòn, mà cần mang một cách tiếp cận hoàn toàn mới, kết hợp hài hòa và cân bằng giữa phát triển và bảo tồn, nơi sự hiện đại và thiên nhiên cộng hưởng với nhau để nâng cao chất lượng sống của con người”, ông Quang nhấn mạnh.
Đối với TP.HCM, Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ sẽ là một biểu tượng mới cho khát vọng vươn lên. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Ngọc Hải chia sẻ, Thành phố đang bước vào giai đoạn phát triển mới với yêu cầu đột phá về không gian đô thị, mô hình kinh tế và chất lượng sống. Việc hình thành một khu đô thị sinh thái thông minh, nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế tại Cần Giờ là bước đi tiên phong, phù hợp với định hướng chiến lược của Trung ương về phát triển bền vững kinh tế biển.
Cần Giờ là vùng đất duy nhất của TP.HCM giáp biển, hội tụ đầy đủ điều kiện để trở thành cực tăng trưởng mới. Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ không chỉ là một công trình quy mô, mà còn là biểu tượng của một tầm nhìn chiến lược về phát triển đô thị sinh thái ven biển cho TP.HCM và cả vùng Đông Nam bộ trong tương lai.
KHÁT VỌNG TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ BIỂN
Một đô thị sinh thái kiểu mẫu đang hình thành trên nền đất rừng, biển từng chỉ được biết đến bởi sự hoang sơ. Sau 50 năm giải phóng, giấc mơ vươn ra biển lớn của Cần Giờ bắt đầu thành hình từ chính những bước chân đầu tiên, vững vàng và đầy khát vọng.
Nhìn thấy tiềm năng rất lớn của vùng đất Cần Giờ, nhiều nhà đầu tư đang đổ về, mang theo những dự án quy mô hàng tỷ USD. Cùng với Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, Vingroup đã gửi văn bản đến UBND TP.HCM đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm Thành phố với huyện Cần Giờ, chiều dài 48,5 km. Dự án được đầu tư với quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm, đi trên cao với tốc độ 250 km/h, đáp ứng năng lực chuyên chở 30.000 - 40.000 người/hướng/giờ, tổng mức đầu tư lên đến hơn 4 tỷ USD.
Một “siêu dự án” khác tại Cần Giờ đang được gấp rút hoàn thiện các thủ tục để sớm khởi công là Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với vốn đầu tư lên đến hơn 4,8 tỷ USD, dự kiến phân kỳ thành 7 giai đoạn. Bên cạnh tuyến đường sắt, TP.HCM đang lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cầu Cần Giờ kết nối với huyện Nhà Bè dài 7,3 km, rộng 6 làn xe, tổng mức đầu tư 11.087 tỷ đồng.
Đặc biệt, các dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Đến nay, có ít nhất 4 nhà đầu tư gửi văn bản đến UBND TP.HCM đề xuất đầu tư dự án điện gió ngoài khơi Cần Giờ với số vốn hàng tỷ USD. Ước tính sơ bộ, các dự án được đề xuất đầu tư vào Cần Giờ thời gian qua có tổng mức đầu tư khoảng 20 tỷ USD.
Với ông Hoàng Liên Sơn, Tổng giám đốc Công ty Alpha Real, hành trình chuyển mình của Cần Giờ không còn là một câu chuyện xa vời, khi Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ chính thức khởi công. Ông cho rằng, đây là một “cú hích” đủ mạnh để thu hút các nhà đầu tư đến Cần Giờ.
Nhóm phóng viên thực hiện
Nguồn Đầu Tư : https://baodautu.vn/thanh-pho-ho-chi-minh---suc-song-moi-tu-nhung-vung-dat-d275281.html