1. Thành phố nào diện tích lớn nhất cả nước sau sáp nhập?
A
Hà Nội
B
TP.HCM
C
Cần Thơ
D
Đà Nẵng
Theo Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương).
6 thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Huế, Hải Phòng (hợp nhất với Hải Dương), Đà Nẵng (hợp nhất với Quảng Nam), TP.HCM (hợp nhất Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương), Cần Thơ (hợp nhất với Sóc Trăng và Hậu Giang).
Trước khi sáp nhập Đà Nẵng có diện tích 1.284,88 km², Quảng Nam có diện tích 10.406 km². Sau sáp nhập, tổng diện tích của Đà Nẵng hơn 11.000 km², lớn nhất cả nước.
2. Thành phố nào diện tích nhỏ nhất cả nước sau sáp nhập?
A
Hà Nội
B
Cần Thơ
C
Hải Phòng
Sau khi sáp nhập, Hải Phòng (hợp nhất với Hải Dương) trở thành thành phố trực thuộc trung ương có diện tích nhỏ nhất chỉ với hơn 3.100 km². Trước khi sáp nhập, Hải Phòng có diện tích khoảng hơn 1.500 km², Hải Dương có diện tích hơn 1.600 km².
D
Huế
3. Có bao nhiêu tỉnh thành không thực hiệp sáp nhập?
A
10
B
11
Nghị quyết 60 tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương về số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó, 11 đơn vị cấp tỉnh (2 thành phố, 9 tỉnh) không thực hiện sáp nhập, gồm: Hà Nội, Huế, các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Cao Bằng.
C
12
D
13
4. Tỉnh nào không thực hiện sáp nhập dù diện tích chưa đạt tiêu chuẩn?
A
Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4km2 chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp, các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập.
B
Lai Châu
C
Điện Biên
D
Sơn La
5. Địa phương nào có quy mô kinh tế lớn nhất sau sáp nhập?
A
Hà Nội
B
TP.HCM
Sau sáp nhập, vai trò "đầu tàu kinh tế" của TP.HCM càng rõ nét khi chiếm tới 1/4 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nếu cộng thêm quy mô của Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Theo đó, sau sáp nhập, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP.HCM dẫn đầu cả nước khi lên tới 2.707.805 tỷ đồng. TP.HCM trước đây chiếm tỷ trọng 15,5% GDP. Sau khi hợp nhất thêm Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, sức ảnh hưởng càng lớn hơn khi đóng góp gần 24% cho cả nước. GRDP của TP.HCM sau sáp nhập gần gấp đôi Thủ đô Hà Nội. Quy mô kinh tế thành phố cũng gấp đôi 6 địa phương mới ở khu vực Tây Nam Bộ cộng lại.
C
Hải Phòng
D
Đà Nẵng
Lâm Hoàng